Làm mẹ là điều tuyệt với đối với bất cứ người phụ nữ nào. Khi mang thai chắc hẳn các mẹ bầu đều băn khoăn cân nặng của con. Liệu cân nặng chuẩn của thai nhi có đúng với chỉ số tuổi thai hay không, con có khỏe mạnh không?,…
Những thắc mắc về tuổi thai và cân nặng của mẹ bầu sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
TUỔI THAI VÀ CÂN NẶNG CHUẨN CỦA THAI NHI TRONG THAI KỲ
Bào thai là kết quả của cuộc hành trình dài giữa trứng và tinh trùng. Khi phôi thai hình thành, chúng sẽ phát triển theo quy luật. Tuy nhiên, tùy thuộc từng tình trạng của thai, sức khỏe của mẹ mà sự phát triển này khác nhau.
Do đó, chúng ta có thể thấy cùng ở tuổi này thai nhưng có người em bé lại đạt cân nặng tối đa. Có em bé lại thiếu một chút xíu. Hay có em bé lại thừa so với chỉ số. Tuy nhiên, dù phát triển như thế nào thì chỉ cần theo tiêu chuẩn. Dưới đây là một số thông tin về tuổi thai và cân nặng
Tuổi thai và cân nặng của mối liên hệ gì?
Trên thực tế, tuối thai và cân nặng của bào thai có vai trò quan trọng. Chúng có mối liên hệ cực kỳ mật thiết. Theo đó, tuổi thai càng lớn thì cân nặng càng nhiều. Điều này cho thấy sự phát triển hoàn toàn bình thường.
Trường hợp tuổi thai lớn, nhưng thai không phát triển về cân nặng. Lúc này phải xem xét các chỉ số, căn cứ vào tuổi thai để có những định hướng phù hợp. Vì lúc này có thể thai đang bị ngưng phát triển, caxi hóa bánh rau khiến thai không hấp thụ được,….
Và trong khi khám thai, các chỉ số về tuổi thai và cân nặng sẽ được các bác sĩ sản khoa thông báo. Kết quả này được đánh giá thông qua kết quả siêu âm. Bởi máy siêu âm cho phép biết được các chỉ số về tuổi thai, kích thước thai, kích thước các bộ phận cụ thể của thai,…
Đo tuổi thai và cân nặng của thai theo tuần tuổi
Trong quá trình khám thai định kỳ, thai phụ sẽ được đo tuổi thai và cân nặng của thai. Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn gồm:
Thai từ 8-18 tuần
Các bác sĩ sẽ đo chiều dài của thai tính từ đầu đến mông. Bởi theo sinh lý, thai có xu hướng bị uốn cong phù hợp với kích thước tử cung trong suốt thai kỳ. Do đó, việc đo chiều dài của bé rất khó. Do đó, các bác sĩ chỉ đo kích thước từ đầu tới mông
Thai 19-41 tuần
Lúc này, kích thước của thai đã rất lớn. Trong độ tuổi thai này, bào thai phát triển mạnh mẽ về chiều dài, cân nặng. Do đó, lúc này chiều dài của bé được đo từ đầu đến tận phần gót bàn chân.
Tùy thuộc vào tuổi thai các bác sĩ sẽ có những đánh giá cụ thể về cách chỉ số.
Một số tác nhân ảnh hưởng đến cân nặng của thai
Thực tế thì không phải tất cả các bào thai đều có cân nặng như nhau. Có nhiều tác nhân chi phối trực tiếp đến cân nặng thai nhi. Chúng ta phải kể đến như:
- Tiền sử gia đình
- Thể trạng của người mẹ
- Số lần sinh con
- Số lượng thai (một thai hay đa thai)
Tuy nhiên, các nhân tố này cũng chỉ chi phối một phần. Vì cân nặng của thai cũng có rất nhiều yếu tố liên quan.
Lưu ý về tuổi thai và cân nặng
Các chỉ số về tuổi thai và cân nặng của bé sẽ được thông báo ở những lần khám thai. Tuy nhiên, sau khi thăm khám, nếu như bạn so sánh với bảng tiêu chuẩn mà thấy có sự chênh lệch thì thai phụ nên chú ý theo dõi. Vì rất có thể, thai nhi đang gặp một số vấn đề về sự phát triển.
Nếu hàng tháng sự phát triển nhiều hơn về cân nặng. Tức là bé đang phát triển lớn hơn so với tuổi thai.
Điều này có thể khiến khó khăn trong việc chuyển dạ, đẻ thường. Ngoài ra, mẹ cũng có nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, nguy cơ tiền sản giật,…
Bởi, nếu thai phát triển quá nhanh về cân nặng cũng có thể gây ra nhiều nguy cơ như:
- Khó sinh thường
- Nguy cơ đột tử, băng huyết, vỡ tử cung trong khi sinh
- Nguy cơ trẻ sinh ra bị béo phí
- Rối loạn chuyển hóa cho trẻ sau sinh
Nếu sự phát triển về tuổi thai và cân nặng thấp hơn so với tiểu chuẩn. Cũng cho thấy thai đang có vấn đề về phát triển. Lúc này các bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm để đánh giá căn nguyên. Từ đó, có những hướng xử lý phù hợp.
Bởi nếu thai quá nhẹ cân so với tuổi thai thì có thể bé đang gặp phải các nguy cơ như:
- Suy dinh dưỡng
- Tăng nguy cơ dị tật thai
- Nguy cơ sinh non
- Chậm phát triển
Như vậy, thai phát triển to quá hay nhỏ quá đều không tốt. Do đó, chúng ta cần chú ý đi khám thai định kỳ, tầm soát tốt để giảm thiểu các nguy cơ này.
>>XEM THÊM:
Bà bầu mấy tháng uống được nước dừa
Bà bầu có nên ăn ốc? Cách ăn ốc tốt cho sức khỏe
Mẹ sau sinh ăn gì cho nhiều sữa và tốt cho em bé
BẢNG TUỔI THAI VÀ CÂN NẶNG THEO TIÊU CHUẨN MẸ BẦU NÊN BIẾT
Bản thân chị em không biết được chính xác rằng, tuổi thai và cân nặng của em bé đang ở mức bình thường hay không. Điều này chỉ được thông báo khi đi siêu âm, khám thai định kỳ. Tuy nhiên, bản thân chị em cũng có thể tự so sánh.
Với bảng chỉ số tuổi thai và cân nặng tiêu chuẩn mà WHO công bố, chị em có thể so sánh. Lấy kết quả siêu âm của mình, so sánh với bảng tiêu chuẩn để đánh giá.
Tuổi thai |
Chiều dài (cm) |
Cân nặng (gr) |
8 tuần |
1,6 |
1 |
9 tuần |
2.3 |
2 |
10 tuần |
3.1 |
4 |
11 tuần |
4.1 |
7 |
12 tuần |
5.4 |
14 |
13 tuần |
7.4 |
23 |
14 tuần |
8.7 |
43 |
15 tuần |
10.1 |
70 |
16 tuần |
11.6 |
100 |
17 tuần |
13 |
140 |
18 tuần |
14.2 |
190 |
19 tuần |
15.3 |
240 |
20 tuần |
16.4 |
300 |
21 tuần |
25.6 |
360 |
22 tuần |
27.8 |
430 |
23 tuần |
28.9 |
501 |
24 tuần |
30 |
600 |
25 tuần |
34.6 |
660 |
26 tuần |
35.6 |
760 |
27 tuần |
36.6 |
875 |
28 tuần |
37.6 |
1005 |
29 tuần |
38.6 |
1153 |
30 tuần |
39.9 |
1319 |
31 tuần |
41.1 |
1502 |
32 tuần |
42.4 |
1702 |
33 tuần |
43.7 |
1918 |
34 tuần |
45 |
2146 |
35 tuần |
46.2 |
2383 |
36 tuần |
47.4 |
2622 |
37 tuần |
48.6 |
2859 |
38 tuần |
49.8 |
3083 |
39 tuần |
50.7 |
3288 |
40 tuần |
51.2 |
3462 |
Đây là bảng tuổi thai và cân nặng theo cập nhật mới nhất năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, việc so sánh bảng tiêu chuẩn và thực tế cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Bởi với các quốc gia chủng tộc khác nhau thì chỉ số cũng không thể như nhau được. Những thông số này chỉ mang tính chất tham khảo. Còn việc thai chậm phát triển hay thai lớn thì khi siêu âm các bác sản khoa sẽ thông báo.
Bác sĩ sẽ có những định hướng phù hợp nhằm đảm bảo cho mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Do đó, chị em cũng không nên quá sách vỡ rằng cứ nhất thiết phải so sánh với bảng tiêu chuẩn này.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý kiểm soát cân nặng của bản thân. Có chế độ ăn uống khoa học, khám thai định kỳ để tầm soát tốt nhất tình trạng của mình.
Những thông tin về tuổi thai và cân nặng chuẩn của thai nhi trên đây chắc hẳn đã giúp các mẹ bầu gỡ rối rồi. Hy vọng, chúng có thể giúp mẹ bầu giảm bớt áp lực lo lắng. Điều quan trọng là chúng ta thật khỏe mạnh, tâm lý thoải mái để sinh ra những em bé đáng yêu và khỏe mạnh.
Mọi thông tin tư vấn thêm mẹ bầu có thể chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được giải đáp miễn phí nhé!