Khi mang thai có rất nhiều điều các mẹ cần tìm hiểu để chăm lo cho thai nhi được tốt hơn. Trong quá trình đó hẳn bạn đã nghe đến khái niệm tam cá nguyệt. Vậy tam cá nguyệt là gì và trong giai đoạn đó bạn cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu qua phải biết sau.
Tam cá nguyệt là gì?
Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc về khái niệm tam cá nguyệt. Theo các chuyên gia của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội thì khái niệm tam cá nguyệt là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển của thai nhi. Cụ thể, quá trình mang thai của mẹ bầu được chia thành 3 giai đoạn, 3 giai đoạn đó chính là ba tam cá nguyệt khác nhau. Cơ thể của mẹ bầu trong mỗi tam cá nguyệt lại có sự khác biệt về nội tiết tố. Vì thế bạn cần ăn chăm sóc bản thân thật tốt trong từng tam cá nguyệt để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Những mốc thời gian cụ thể tương ứng từng tam cá nguyệt là:
- Tam cá nguyệt thứ 1: Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh chính là thời điểm bắt đầu tam cá nguyệt đầu tiên, mà ngày kết thúc của tam cá nguyệt này chính là thời điểm sau sau đó 13 tuần.
- Tam cá nguyệt thứ 2: Kéo dài từ tuần thứ 14 đến khoảng tuần thứ 27, đây chính là 3 tháng giữa của thai kỳ.
- Tam cá nguyệt thứ 3: Kéo dài từ tuần thứ 28 tới khoảng tuần thứ 40. Đây chính là 3 tháng cuối của thai kỳ.
Khoa học phân chia các tam cá nguyệt này nhằm giúp mẹ bầu dễ dàng nắm bắt tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con qua từng thời kỳ một cách hợp lý. Với mỗi tam cá nguyệt này, tại cơ sở y tế sẽ có các xét nghiệm khác nhau được chỉ định nhằm giúp mẹ bầu kiểm soát quá trình mang thai của mình tốt nhất.
Đặc điểm của từng kỳ tam cá nguyệt
Bên cạnh việc nắm được khái niệm tam cá nguyệt là gì. Bạn cũng cần hiểu thêm về sức khỏe thai kỳ trong từng tam cá nguyệt. Các đặc điểm của từng tam cá nguyệt như sau:
Tam cá nguyệt thứ nhất: cùng bé khởi động
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên chính là giai đoạn một sinh linh nhỏ bé bắt đầu đồng hành cùng bạn. Mang đến những thay đổi đầu tiên trong cơ thể.
Trong giai đoạn này, khi thai nhi đạt từ 4 đến 7 tuần tuổi. Bạn hãy đến cơ sở sở y tế siêu âm để xem thai nhi đã vào trong tử cung chưa. Có hai phương pháp siêu âm lúc này là siêu âm thành bụng và siêu âm đầu dò. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn siêu âm đầu dò bởi sẽ cho kết quả sớm hơn. Khi thai nhi đã vào làm tổ tại tử cung. Bạn sẽ được kiểm tra nhằm lấy thông số huyết áp, cân nặng… Dựa vào kết quả này bạn được bác sĩ cho lời khuyên để giúp em bé phát triển khỏe mạnh, bao gồm cả lời khuyên về chế độ dinh dưỡng.
Đến tuần thứ 10 – 12 bạn tiếp tục thực hiện siêu âm tại cơ sở y tế thế để đo độ mờ da gáy của bé. Phương pháp siêu âm này sẽ giúp bạn xác định xem bé có nguy cơ bị mắc chứng down hay không. Việc siêu âm lên làm sớm bởi kết quả sẽ không còn chính xác khi bước sang tuần thứ 13. Đây cũng là thời điểm bác sĩ có thể tính toán được ngày dự sinh cho bạn.
Các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng ốm nghén trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Khi ốm nghén, có nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sút cân. Tuy nhiên mức độ ốm nghén sẽ khác biệt giữa từng người tùy theo cơ địa.
Tam cá nguyệt thứ 2: Cuối cùng mẹ cũng hết ốm nghén
Vậy là bạn đã bước sang 3 tháng giữa của thai kỳ. Ở thời điểm này bạn sẽ không còn cảm thấy những cơn ốm nghén nhiều như trước nữa. Đồng thời bạn cũng quen dần với sự đồng hành của bé con trong bụng.
Trong giai đoạn này bụng bạn bắt đầu lộ rõ. Cân nặng cũng có nhiều sự thay đổi. So với tam cá nguyệt đầu tiên, ở tam cá nguyệt thứ hai bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Ví dụ như sắt, canxi, axit folic, protein…
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tập thể dục ở tam cá nguyệt thứ 2 để duy trì sức khỏe. Nâng cao sức đề kháng và duy trì vẻ đẹp, cũng như như giúp cơ thể tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể lựa chọn những hoạt động như yoga, đi bộ, khiêu vũ…
Các mẹ bầu cũng nên quan sát những thay đổi của cơ thể. Bởi đây là giai đoạn phần ngực và bụng của bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt. Thêm vào đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến chuyện chăm sóc mái tóc và làn da của mình nhiều hơn.
Tam cá nguyệt thứ 3: cùng con về đích
Tam cá nguyệt thứ 3 tính là 3 tháng cuối của thai kỳ. Giai đoạn này mẹ bầu cần thực hiện những điều sau:
- Sắm đồ cho bé sơ sinh: Đây là giai đoạn thích hợp nhất để hai vợ chồng bạn cùng nhau mua sắm đồ cho bé. Bạn hãy liệt kê những món đồ cần mua ra giấy. Để tiết kiệm bạn cũng có thể sử dụng lại những món đồ từ người thân. Anh em bạn bè xung quanh nhé.
- Tham gia lớp tiền sản: Để chuẩn bị tâm lý cho ca sinh nở bạn có thể tham gia lớp học tiền sản. Ở lớp này bạn sẽ được hướng dẫn hít thở đúng cách. Làm sao để giảm đau trong kỳ sinh nở hoặc làm sao để nhanh chóng phục hồi sau sinh. Qua lớp học bạn cũng nắm được những lưu ý giúp chăm sóc trẻ sơ sinh những ngày đầu bé ra đời.
- Chuẩn bị để lên chức mẹ: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn và cơ thể cũng nặng nề hơn. Nhưng bạn hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vui vẻ nhé. Vì điều đó sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn.
Cuối cùng hãy chờ đón con yêu ra đời nào các mẹ!
Qua bài viết trên bạn đã hiểu được tam cá nguyệt là gì cũng như các lưu ý cho từng giai đoạn tam cá nguyệt. Mang thai là khoảng thời gian thiêng liêng vô cùng. Đặc biệt với người phụ nữ. Do đó để chào đón thiên thần nhỏ của mình. Bạn hãy trang bị những kiến thức tốt nhất cho bản thân nhé.
>> Xem ngay: Tránh thai chu kỳ kinh nguyệt
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ