Tiến hành khám thai định kỳ là một trong những việc quan trọng nhằm tầm soát sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Vai trò của việc này hết sức quan trọng đối với mọi thai phụ. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng, hữu ích nhất cho bạn.
Khám thai để làm gì?
Khám thai định kỳ nhằm mục đích tầm soát sức khỏe của cả mẹ và bé, bởi khi mang thai cơ thể của chị em bắt đầu có những thay đổi nhất định về giải phẫu và sinh lý. Những thay đổi này có thể là căn cứ để đưa ra những chẩn đoán sớm, phân loại, theo dõi sự phát triển của thai, đồng thời có thể phát hiện sớm các nguy cơ của cả mẹ và bé kịp thời xử lý.
Do đó, khám thai không chỉ là việc thăm khám sức khỏe của người phụ nữ mà còn cả sự phát triển của bào thai trong bụng. Kết hợp với các biện pháp tầm soát, định hướng chăm sóc thai nghén, giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh trước khi sinh.
Ý nghĩa của việc khám thai định kỳ hết sức quan trọng, chị em không nên chủ quan không đi khám hoặc đi khám quá nhiều lần. Việc khám cần theo chỉ định của bác sĩ chăm sóc thai nghén cho bạn. Việc không đi khám khiến bạn thụ động, không biết tình trạng của mình và em bé trong bụng đang phát triển như thế nào, cơ thể có đang đủ chất hay không, em bé phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, việc khám, siêu âm quá nhiều cũng không thực sự tốt, nó chỉ làm cho bạn tốn kém về mặt chi phí.
Lịch khám thai định kỳ
Việc thăm khám định kỳ sức khỏe của thai phụ, tình trạng phát triển của thai theo tính chất chu kỳ. Chu kỳ như thế nào sẽ theo chỉ định của các bác sĩ sản khoa. Theo đó, lịch khám thai định kỳ được chỉ ra như sau:
Mẹ bầu khám ít nhất 3 lần: gồm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người mẹ phải khám ít nhất 3 lần: gồm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Tuy nhiên, nếu khám đầy đủ thì khoảng 7-8 lần đối một thai kỳ bình thường, số lần khám có thể tăng lên đối thai nghén do người mẹ bị huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
- Khám thai 3 tháng đầu: Thường đi khám sau chậm kinh 10 ngày, thử que 2 vạch…bao gồm khám thai, siêu âm và làm xét nghiệm sàng lọc khi thai được 12-14 tuần và dự kiến ngày sinh.
- Khám thai 3 tháng giữa: Khám thai và siêu âm khi thai được 22 tuần, cần tiêm phòng uốn ván và làm các xét nghiệm cơ bản. Làm hồ sơ quản lý thai.
- Khám thai 3 tháng cuối: Khám thai và siêu âm thai khi được 32 tuần tuổi, bao gồm xét nghiệm nước tiểu, tư vấn giảm đau đẻ và tiếp tục theo dõi siêu âm thai khi quá ngày dự kiến sinh.
Các mốc khám thai mà mẹ bầu nên quan tâm
Khám thai lần 1
Khi chậm kinh 1 tuần, thử que 2 vạch thì nên đi khám thai, kiểm tra thai đã vào tử cung chưa, xác định tuổi thai. Bác sĩ sẽ
kê một số loại thuốc cần thiết cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Khám thai lần 2
Thai được 7-8 tuần. Đi khám sẽ xác định được tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định sự phát triển tương ứng
với tuổi thai hay không. Đồng thời, khám lâm sàng, đo huyết áp, kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng người mẹ và sự phát
triển của thai nhi.
Khám thai lần 3
Khi thai được 12-13 tuần, đây là một trong “3 giai đoạn” khám thai quan trọng bắt buộc phải làm. Khám thai sẽ giúp sàng
lọc dị tật bẩm sinh qua đo độ mờ da gáy kết hợp tuổi mẹ để làm xét nghiệm. Từ đó chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down.
Khám thai lần 4
Khi thai được 14-17 tuần. Thai phụ sẽ xét nghiệm chẩn đoán nguy cơ bệnh Down, dị dạng nhiễm sắc thể.
Khám thai lần 5
Bác sĩ sẽ chẩn đoán thai nhi dị tật qua siêu âm, như sứt môi, bất thường ở tim. Hệ xương để có can thiệp phù hợp. Bên cạnh
đó, thai phụ sẽ kiểm tra bệnh HIV, viêm gan B, yếu tố Rh…và tiêm 2 mũi uốn ván.
Khám thai lần 6
Sau 1 tháng khi khám thai lần thứ 5. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi và tư vấn cách chăm sóc phù hợp.
Khám thai lần thứ 7
Khi thai được 32 tuần, chị em cần siêu âm 4D nhằm xác định lần cuối về dị tật, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch
não…Đồng thời đánh giá sự phát triển của thai và vị trí thai.
Khám thai lần thứ 8
Khi thai được 35-36 tuần, mẹ bầu cần siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn, dự báo cân nặng bé… Từ giai
đoạn này, mỗi tuần bạn nên đi khám hoặc bất cứ tình trạng nào xảy ra có thể.
Mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại
Để khám thai, siêu âm giúp thai phụ có một thai kỳ thuận lợi và sinh con ra khỏe mạnh. Chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại.
Ngoài khám thai định kỳ, chị em nên khám thai thường xuyên: đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, đường huyết, công thức máu….để kiểm soát sức khỏe của mình. Thai phụ có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, có tiền sử sảy thai, sinh non, phụ nữ lớn tuổi… thì nên lựa chọn cơ sở y tế để khám và chẩn đoán trước sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tư vấn thêm.
Một số thắc mắc thường gặp khi đi khám thai
Đối với những chị em mang thai lần đầu. Chuyện gì cũng là lần đầu tiên và không tránh khỏi bỡ ngỡ. Dưới đây là những thắc mắc rất hay gặp ở những chị em mới đi khám thai lần đầu:
Đi khám thai có phải nhịn ăn không?
Với khám thai lần đầu thì mẹ bầu không cần thiết phải nhịn ăn. Việc cần thiết là nên uống nhiều nước để kết quả siêu âm được chính xác nhất. Nhưng những lần khám sau có làm một số xét nghiệm cần phải nhịn ăn trước đó 12 giờ. Nếu phải nhịn ăn, bác sĩ sẽ dặn trước, nên bạn không cần lo lắng.
Siêu âm thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Có nhiều thông tin cho rằng việc siêu âm có thể gây tổn hại đến sức khỏe thai nhi. Hiện nay chưa có căn cứ nào xác minh điều này.
Việc siêu âm thai là rất cần thiết để theo dõi cũng như phát hiện bất thường ở thai nhi. Theo các bác sĩ chuyên khoa. Việc này không hề gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng và tuân thủ theo lịch khám thai của bác sĩ.
Hiện tại, có rất nhiều phòng khám thai uy tín ở Hà Nội. Chị em có thể lựa chọn các bệnh viện chuyên khoa sản tuyến trung ương, thành phố hoặc các phòng khám tư nhân của các bác sĩ trong viện. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đến Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được thăm khám, tư vấn chăm sóc thai nghén.
Đây là một trong những cơ sở có nhiều bác sĩ chuyên sản phụ khoa giỏi. Nhiều kinh nghiệm có thời gian dài công tác tại các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến trung ương. Với thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ khám nhanh chóng, đặt lịch hẹn khám, lấy mã số miễn phí tại tổng đài 02437 152 152- 0969 668 152. Hoặc các website. Thời gian làm việc 8 -20h30 tất cả các ngày trong tuần cả ngày nghỉ và ngày lễ sẽ giúp các mẹ bầu giảm thiểu áp lực khi đi khám, tiết kiệm thời gian, công sức.
Lời kết
Trên đây là một số tư vấn về việc khám thai định kỳ. Với những thông tin này hy vọng các mẹ bầu có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về việc khám thai để chủ động chăm sóc, tầm soát tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh.
>> Xem ngay: Que tránh thai