Các mốc khám thai quan trọng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu. Để có thể theo dõi được sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng tham khảo những lịch khám thai chuẩn trong suốt thai kỳ nhé.
Các mốc siêu âm thai quan trọng
Khi mang thai, chắc hẳn chị em nào cũng muốn cả thai kỳ được suôn sẻ. Bé yêu được chào đời an toàn và khỏe mạng. Chính vì vậy, để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ cần ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng và siêu âm đầy đủ, , đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Ba tháng đầu: Thai phụ nên đi khám sớm nhất khi có bầu. Tốt nhất là sau khi chậm kinh khoảng 7 – 10 ngày. Bác sỹ sẽ kê các loại thuốc vitamin và thuốc bổ. Khám thai, siêu âm và làm xét nghiệm sàng lọc thai từ tuần 12 – 14 và dự kiến ngày sinh.
- Ba tháng giữa: Khám thai, siêu âm khi thai được 22 tuần. Lúc này, cần tiêm phòng uốn ván và làm các xét nghiệm. Đồng thời, làm hồ sơ quản lý thai.
- Ba tháng cuối: Khám thai và siêu âm ở tuần thứ 32. Mỗi lần đến khám sẽ làm xét nghiệm nước tiểu, tư vấn giảm đau đẻ và tiếp tục theo dõi siêu âm thai khi quá ngày dự kiến sinh.
Khám thai lần đầu tiên
Khi phát hiện mình có thai nữ giới nên đi thăm khám và kiểm tra khả năng mang thai là chính xác hay không. Lần kiểm tra đầu tiên này bác sĩ sẽ xác định tuổi thai, dự kiến sinh và thai có tim thai hay chưa. Nếu thời điểm khám chưa nhận thấy tim thai, các bà bầu có thể khám thai 2-3 tuần tiếp theo để kiểm tra tim thai của thai nhi. Thông thường, thời điểm có tim thai là tuần 7 – 10.
Khám thai lần thứ hai
Lần khám thứ 2 ở trong khoảng thời gian tuần 7, 8. Lúc này bác sĩ sẽ chẩn đoán được chiều dài, tim thai, các dấu hiệu bất thường, kích thước phôi thai…Từ các kết quả đó sẽ biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay gặp bất cứ dị tật gì không.
Mặt khác, mẹ bầu sẽ được tiến hành đo huyết áp. Khám sức khỏe và xem xét tình trạng nghén có ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi hay không.
Khám thai lần thứ ba
Lần khám thứ ba ở tuần 12, 13. Giai đoạn này mẹ nên đi siêu âm 3D hoặc 4D để đảm bảo bé có bị dị tật bẩm sinh không hay có ổn định hay không. Cũng như kiểm tra xem bé có mắc bệnh Down hoặc áp dụng xét nghiệm Double Test để tính toán khả năng mắc hội chứng Down ở giai đoạn sớm.
Khám thai lần thứ tư
Lần khám thai lần 4 sẽ được thực hiện ở tuần thứ 14 – thứ 17 để quan sát sự phát triển ổn định của thai nhi qua hình thức siêu âm hình thể, siêu âm 3D, 4D… cũng như thực hiện xét nghiệm Triple Test để xác định nguy cơ bị Down ở thai nhi chính xác hơn.
Mặt khác, khi khám thai lần thứ 4 sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện các vấn đề sức khỏe. Như khối u buồng trứng, hở eo tử cung… Nhờ đó sẽ có những biện pháp can thiệp y tế kịp thời giúp khả năng sinh đẻ sau này được an toàn hơn.
Khám thai lần thứ năm
Thông thường sẽ khám ở tuần 25 hoặc 26. Các kết quả thực hiện siêu âm sẽ cho sản phụ biết được tình trạng sức khỏe cụ thể của thai nhi như:
- Dấu hiệu dị tật bất thường;
- Sứt môi;
- Dị dạng các bộ phận trong cơ thể;
- Dấu hiệu bất thường về tim mạch và xương.
Ở các sản phụ được bác sĩ tư vấn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra máu, nước tiểu, yếu tố Rh… và các dấu hiệu bất thường khác. Từ các kết quả thu được sẽ có cách điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng xấu tác động lên mẹ và thai nhi.
Khám thai lần thứ sáu
Lần khám thai thứ sáu sẽ được thực hiện ở tuần 31-32 của thai kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ bầu có thể sinh thường hay mổ, cũng như kiểm tra cân nặng của bé.
Khám thai lần bảy
Lần khám thai định kỳ thứ 7 bạn sẽ thự hiện vào khoảng tuần thứ 35 – 36. Thời điểm này các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm 4D có màu. Để dễ dàng quan sát sự phát triển và dị tật thai nhi (nếu có).
Lần thực hiện xét nghiệm này các bác sĩ sẽ theo dõi độ phát triển và lựa chọn phương phát sinh đẻ phù hợp thông qua các chỉ số sau:
- Động mạch não;
- Động mạch tử cung;
- Theo dõi oppler động mạch rốn
Khám thai lần tám
Nếu các lần khám thai trước mẹ bầu chỉ có thể xem dấu hiệu bất thường, chuyển động tim thai… thì lần kiểm tra cuối cùng. Bạn sẽ biết được mức nước ối và trọng lượng thai nhi khi ra đời.
Để bảo đảm cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Bạn nên khám 1 tuần/lần. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi và xác định được thời gian lâm bồn của mình chính xác nhất.
Mốc khám thai 3 tháng cuối
Theo các bác sĩ, khám thai 3 tháng cuối thai kỳ được thực hiện từ tuần 30 trở đi cho tới tuần thứ 36. Lúc này, các mẹ nên đi khám đều đặn 2 lần mỗi tuần. Sau khi qua tuần 36, mỗi tuần chỉ cần khám 1 lần là đủ.
Tiến hành kiểm tra và làm xét nghiệm
Thông thường, khám thai 3 tháng cuối thai kỳ được thực hiện với việc kiểm tra và làm một số xét nghiệm như sau:
- Đo huyết áp, đo cân nặng, theo dõi phù chân cho các mẹ bầu và ghi nhận cử động thai.
- Xét nghiệm nước tiểu để kịp thời phát hiện nhiễm trùng đường tiểu.
- Làm xét nghiệm máu nếu như ở những giai đoạn trước thai phụ chưa thực hiện. Điều này giúp tầm soát và phát hiện những căn bệnh như viêm gan siêu vi B, giang mai hay HIV….
- Thực hiện siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi, lượng nước ối, vị trí của bánh nhau và phát hiện những bất thường nếu có.
- Bác sĩ sẽ đo tim thai, thăm khám cổ tử cung, đo bề cao tử cung để đánh giá độ mở và độ dài của tử cung để đánh giá và chẩn đoán khả năng sinh non. Nếu không may khi có nguy cơ sinh non, thai phụ nên bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
- Sau tuần 33, mẹ bầu sẽ được đo thêm biểu đồ tìm thai và tần suất xuất hiện của các cơn gò. Ngoài ra, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ hơn lượng nước ối trong tử cung để có phương án điều chỉnh đối với những trường hợp thiếu nước hoặc đa ối.
Thường xuyên thăm khám đúng lịch
Thăm khám đều đặn và đúng lịch có thế giúp phát hiện sớm những “sự cố” thường gặp phải. Như ngôi thai ngược, tiền sản giật, sinh non hay thai nhi chậm tăng trưởng.. Qua đó, các bác sĩ có thể tìm ra phương án điều trị để tránh những ảnh hưởng không tới cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên lập tức tới các cơ sở y tế để kiểm tra nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu bất thường sau:
- Âm đạo ra máu và kèm theo đó là co thắt liên tục.
- Co giật trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
- Thai nhi có cử động bất thường. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo khi thai nhi bị nhau thai quấn cổ.
- Thông thường, ở những giai đoạn cuối thai kỳ thai phụ thường cảm thấy nặng nề. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng sưng phù nghiêm trọng thì mẹ bầu không nên chủ quan. Bởi đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, khi ở giai đoạn này, chị em nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho cả mẹ và bé, chú ý uống nhiều nước. Không sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga hay các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá. Chị em cũng cần tránh những hoạt động mạnh hay quan hệ tình dục trong thời gian này.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ các mốc kham thai quan trọng trong suốt thai kỳ mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi giai đoạn khám thai định kỳ sẽ được các bác sĩ đặt lịch hẹn khám khác nhau. Điều bạn cần làm là nhớ ngày khám thai tiếp theo. Để sẵn sàng chào đón con yêu của mình.
>> Xem ngay: Vòng tránh thai