Sữa đậu nành là loại sữa thực vật giàu dinh dưỡng, có thể dùng thay thế cho sữa bò. Vậy bà bầu uống sữa đậu nành được không? Bà bầu uống sữa đậu nành có tác dụng gì? Sữa đậu nành có cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển không? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em khi chọn sữa trong thời gian mang thai. Nếu bạn cũng đang băn khoăn không biết khi mang thai có nên uống sữa đậu nành không thì hãy cùng theo dõi nội dung sau đây nhé!
Bà bầu uống sữa đậu nành được không?
Khi mang thai, nhiều chị em nghĩ đến việc uống các loại sữa bột, sữa bầu hoặc sữa bò. Tuy nhiên theo các chuyên gia của XadanClinic, bà bầu hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành trong thời gian mang thai. Sữa đậu nành được chế biến từ đậu nành có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Cụ thể của sữa đậu nành với bà bầu là:
- Sữa đậu nành cung cấp axit folic cho phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Sữa đậu nành chứa vitamin B1, A và E là những loại vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai.
- Sữa đậu nành cung cấp lượng đạm thực vật dễ hấp thu.
- Carbohydrate trong sữa đậu nành được hấp thụ nhanh chóng. Một ly sữa đậu nành giữa các bữa chính sẽ giúp bà bầu cung cấp năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi.
- Sữa đậu nành cũng chứa một lượng nhỏ chất béo tốt chống lại cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra các chất béo trong đậu nành cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Tóm lại bà bầu hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành. Tuy nhiên bạn không nên uống nhiều vì có thể làm giảm việc hấp thụ các thực phẩm khác. Điều này có thể gây ra mất cân bằng dinh dưỡng.
Bà bầu có thể uống bao nhiêu sữa đậu nành?
Trong sữa đậu nành có chứa isoflavone, là chất có tác dụng tương tự như hormone nội tiết. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi ngày thai phụ không nên nạp vào quá 100 mg isoflavone. Lượng isoflavone hợp lý mỗi ngày cho thai phụ là 30-50mg. Cùng với đó, mỗi ngày chị em cũng chỉ nên ăn tối đa khoảng 25 g đạm đậu nành.
Dựa theo số liệu về lượng đạm và isoflavone trong sữa đậu nành, mỗi ngày bà bầu chỉ nên uống tối đa 400-500ml sữa đậu nành.
Bà bầu uống sữa đậu nành có tác dụng phụ gì không?
Bạn đã biết là bà bầu được uống sữa đậu nành, tuy nhiên cần uống ở mức phù hợp. Bà bầu uống sữa đậu nành quá nhiều, có thể gặp các tác dụng phụ. Điều này xảy ra do sữa đậu nành có chứa isoflavone hoạt động giống như estrogen và có thể ức chế tác dụng của estrogen.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, uống nhiều sữa đậu nành trong thời kỳ mang thai có thể gây ra dị tật thai nhi.
Các tác dụng phụ thường gặp gặp là: các biểu hiện dị ứng như phát ban, khó thở, nôn mửa, chóng mặt. Trong trường hợp nghiêm trọng, thai phụ có thể bị sốc phản vệ do bị dị ứng nặng dẫn đến tử vong. Chất Isoflavone cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nói rằng phụ nữ mang thai uống sữa đậu nành. Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên uống quá nhiều và uống thêm các loại sữa khác.
Sữa đậu nành có ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?
Bên cạnh thắc mắc bà bầu uống được sữa đậu nành không, thì chị em cũng lo lắng việc uống sữa đậu nành có thể gây biến đổi giới tính thai nhi. Nhiều người còn cho rằng nam giới uống nhiều sữa đậu nành có thể suy giảm khả năng sinh lý.
Tuy nhiên những thông tin này chỉ là thông tin truyền miệng dân gian và không có cơ sở khoa học.
Theo các bác sĩ, khi người mẹ uống sữa đậu nành, không có dấu hiệu nào cho isoflavone có thể đi vào thai nhi. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm khi uống sữa đậu nành trong thời gian mang thai.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi uống sữa đậu nành
Bà bầu có thể uống sữa đậu nành mà không cần lo lắng bất kỳ ảnh hưởng nào, miễn là bạn uống ở mức vừa phải. Tuy nhiên việc uống sữa đậu nành cũng cần một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai phụ.
Cụ thể cách cách uống sữa đậu nành trong thời gian mang thai như sau:
Lựa chọn sữa đậu nành thương hiệu uy tín
Thai phụ nên uống sữa đậu nành của các nhà sản xuất uy tín, không nên mua sữa đậu nành chế biến thủ công. Khi mua sữa đậu nành, bạn cũng nên kiểm tra kỹ hộp sữa có bị móp méo gì không. Bạn cũng cần để ý đến ngày sản xuất để tránh mua phải phải sự đã hết hạn.
Nếu muốn uống sữa tự làm, bạn cần đun sôi thật kỹ để đảm bảo sữa đậu nành chín hoàn toàn. Đậu nành sữa chí kỹ có thể chứa các chất độc gây đau bụng, buồn nôn và ảnh hưởng đến thai kỳ. Bạn nên sử dụng đường trắng thay cho đường vàng hoặc đường nâu vì axit hữu cơ trong đường có thể kết hợp với protein trong đậu nành gây ra chướng bụng.
Uống liều lượng vừa phải
Mỗi ngày bạn chỉ nên uống tối đa 500 ml sữa đậu nành. Bạn nên uống sữa đậu nành sau khi khi ăn món ăn có chứa tinh bột như bánh mì, cơm, bánh
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng
Không nên uống sữa đậu và ăn trứng cùng lúc. Protein của lòng trắng trứng kết hợp với một thành phần trong sữa đậu nành sẽ gây ra hiện tượng kết tủa. Điều này khiến bà bầu bị chướng bụng, đầy hơi và làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành lúc đói
Uống sữa đậu nành lúc đói sẽ không hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng trong sữa. Khi này sữa đậu nành sẽ chuyển biến thành nhiệt và đi vào ruột, khiến cơ thể không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên ăn các loại đồ ăn có chứa tinh bột như bánh mì, bánh ngọt hoặc cơm rồi hãy uống sữa đậu nành.
Không bảo quả sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên bảo quản sữa đậu nành nóng trong bình giữ nhiệt. Vì đây là môi trường tốt cho các loại vi khuẩn sinh sản. Do đó, sữa đậu nành bên trong
bình giữ nhiệt có thể bị nhiễm khuẩn và gây ra ngộ độc khi uống.
Không uống sữa đậu nành khi ăn các thực phẩm có tính axit cao
Không uống sữa đậu nành khi ăn các loại thực phẩm có axit cao như đồ chua, trái cây họ cam quýt. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này dễ khiến bà bầu bị đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
Không uống thuốc với sữa đậu nành
Bạn không nên sử dụng sữa đậu nành để uống thuốc. Việc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra các phản ứng phụ.
Những mẹ bầu nào không nên uống sữa đậu nành?
Sữa đậu nành tương đối lành tính nhưng không phải ai cũng có thể uống. Nếu gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau đây, bà bầu nên hạn chế sữa đậu nành để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Viêm dạ dày
Uống sữa đậu nành khi bị viêm dạ dày có thể khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra những bà bầu có hệ tiêu hóa kém thường xuyên bị đầy hơi cũng nên hạn chế uống sữa đậu nành.
Viêm thận, sỏi thận
Protein trong đậu nành có thể làm thận phải hoạt động quá tải. Bên cạnh đó, chất oxalat trong sữa đậu nành kết hợp với canxi sẽ gây ra sỏi thận. Chính vì vậy, bà bầu bị viêm thận sỏi thận không nên uống sữa đậu nành.
Hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Sữa đậu nành cũng không thích hợp cho những người bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Protein của sữa đậu nành sẽ khiến tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn và khiến bà bầu mệt mỏi, khó thở.
Có tiền sử bệnh ung thư
Theo khuyến cáo, thành phần trong sữa đậu nành có thể kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, những chị em có tiền sử ung thư buồng trứng, ung thư vú hay tử cung đều không nên uống sữa đậu nành.
Trên đây là thông tin về lợi ích và những lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành. Sữa đậu nành rất giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng phù hợp. Ngoài ra; uống sữa đậu nành cũng cần đúng cách để đảm bảo sức khỏe và tránh những tác dụng phụ. Hi vọng bài viết đã giúp chị em hiểu rõ hơn về việc bà bầu uống sữa đậu nành.