Từ xưa đến nay nhiều người thường cho rằng các bà bầu không nên ăn ốc. Nguyên do là bởi họ cho rằng khi mang thai nếu ăn ốc thì sau này trẻ sẽ bị chảy nước dãi, chậm nói… Điều này đã khiến cho nhiều chị em loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống. Vậy thực chất bà bầu có nên ăn ốc không? Ăn như thế nào cho tốt?
Ốc là một loại động vật thân mềm sinh sống ở khắp mọi nơi, nhất là những khu vực ẩm ướt. Trên thế giới hiện có tới hơn 7000 loại ốc mang các đặc điểm khác nhau. Tại Việt Nam, ốc thường được tìm thấy ở các sông ngòi, kênh rạch, ao hồ hay biển. Đây được là một trong những món ăn vặt ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều không biết được ốc có hàm lượng dinh dưỡng như thế nào?
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, ốc là thực phẩm có ít chất béo, rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể như:
- Magie
- Selen
- Vitamin E
- Phốt pho
BÀ BẦU CÓ NÊN ĂN ỐC KHÔNG?
Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn ốc. Nguyên nhân là bởi nếu mẹ bầu ăn ốc, trẻ sau khi sinh ra sẽ dễ mắc bệnh chảy dãi, chậm nói hoặc nóng cơ thể do các loại nước chấm ốc thường có ớt, gừng, sả. Vậy điều này có thực sự chính xác không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng của XadanClinic, hiện nay chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chứng minh được những ý kiến trên là chính xác. Việc bà bầu ăn ốc không có mối liên quan đến các vấn đề trên mà nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ, sức đề kháng cũng như chế độ dinh dưỡng.
Còn đứng trên góc độ khoa học, thịt ốc là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể giúp cung cấp hàm lượng canxi cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
Đặc biệt từ tháng thứ 3 cho đến khi sinh nở, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của các bà bầu sẽ tăng lên, giúp cho thai nhi phát triển. Trong khi đó, các món ăn được chế biến từ nghêu, sò, ốc, hến hay các loại thịt… chính là sự lựa chọn tốt nhất mà các mẹ bầu không nên bỏ qua.
Trên thực tế, mỗi con ốc có thể chứa từ 3000 – 6000 kí sinh trùng giun ống. Do đó, nếu không được làm sạch và chế biến kĩ, khi sử dụng chúng ta có thể gặp phải một số nguy hại như ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,…
>>Xem thêm: Bà bầu có nên ăn mít? Bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?
LỢI ÍCH CỦA ỐC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
Ốc rất tốt cho bà bầu. Khi ăn với một lượng vừa phải; nó sẽ mang đến những lợi ích sau:
– Cung cấp canxi
Trong 100g ốc bươu có chứa tới khoảng 1329mg canxi. Do đó, khi mẹ bầu ăn ốc, cơ thể sẽ được cung cấp lượng canxi dồi dào, giúp mẹ có hệ xương chắc khỏe cũng như giúp thai phát triển hệ xương tốt.
– Cung cấp chất sắt
Ốc có chứa nhiều sắt. Dưỡng chất này rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và giúp cho mẹ bầu tránh bị thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời, việc bổ sung sắt từ ốc còn giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp cho các hoạt động trong thai kỳ trở nên linh hoạt hơn.
– Cung cấp chất kẽm
Trong ốc có chứa nhiều kẽm giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại quá trình oxy hóa. Ngoài ra, dưỡng chất này còn đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của các protein và enzyme khác nhau, giúp tăng cường và phát triển các tế bào trong cơ thể.
Chình vì vậy các mẹ bầu không nên bỏ qua món ăn dinh dưỡng này khi mang thai. Chỉ cần bạn ăn ốc đúng cách thì món ăn này sẽ phát huy hết các tác dụng tích cực của nó đối với cơ thể.
>>Xem thêm: Bà bầu có ăn được lá lốt không? Ăn lá lốt khi mang thai có tốt không?
BÀ BẦU ĂN ỐC NHƯ THẾ NÀO CHO TỐT?
Ốc là món ăn ngon miệng và nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các bà bầu nên ăn nhiều ốc. Theo khuyến cáo của các chuyên gia; bà bầu chỉ nên ăn khoảng từ 100 – 200g ốc cho mỗi bữa ăn. Và trong 1 tuần thì bạn chỉ nên ăn ốc khoảng 1 – 2 lần.
Ngoài ra, để sử dụng ốc an toàn; không gây hại cho sức khỏe. Khi ăn ốc, các mẹ cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Ngâm ốc vài giờ trong nước gạo; chanh, giấm, thêm vài quả ớt trước khi chế biến để ốc nhả hết chất bẩn. Không nên ngâm quá lâu vì có thể khiến ốc gầy và chết.
- Rửa sạch ốc và chế biến kỹ để loại bỏ ký sinh trùng
- Nấu ốc chín kỹ; không nên ăn ốc sống; chưa được nấu chín
- Không ăn quá nhiều ốc vì có thể gây đầu bụng; khó tiêu hay lạnh bụng
- Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa; bệnh dạ dày hay có các vết loét trên da không nên ăn ốc.
LỜI KẾT
Với những thông tin trên đây các chị em đã hoàn toàn biết được bà bầu có nên ăn ốc không và ăn ốc như thế nào cho tốt? Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn gạt bỏ những nghi ngại đối với món ăn bổ dưỡng này và cân nhắc bổ sung nó vào thực đơn của mình. Tuy nhiên hãy nhớ kỹ chỉ ăn ốc khi đã được chế biến sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ nhé!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ