Bà bầu có nên ăn dứa không là thắc mắc của nhiều nữ giới đang trong thai kỳ. Một số người cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ dễ dẫn đến sảy thai. Thực tế dứa là loại trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ, tuy nhiên cần ăn đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Bà bầu có nên ăn dứa?
Dứa là một loại hoa quả an toàn và tốt cho sức khỏe thai phụ cũng như thai nhi.
Thành phần của dứa có chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất như vitamin B1 và B6, vitamin C, mangan, sắt và axit folic, đồng.
Thành phần của dứa giàu dinh dưỡng đến mức đáp ứng đủ 100% lượng vitamin và khoáng chất mà thai phụ cần hàng ngày. Do đó bà bầu đừng nên bỏ qua loại quả tuyệt vời này trong thai kỳ. Nếu ăn đúng cách với lượng vừa phải, dứa không gây hại mà còn có nhiều lợi ích đến sức khỏe.
Bà bầu ăn dứa có gây sảy thai?
Nguyên nhân nhiều người cho rằng dứa có thể gây sảy thai là thành phần bromelain trong loại quả này. Bromelain là một loại enzyme giúp làm loãng máu và hấp thụ protein. Nếu ăn quá nhiều dứa, chất này cũng khiến miệng bị đau rát.
Vậy bromelain có liên quan gì đến việc sảy thai cho bà bầu. Ngoài làm loãng máu và giúp hấp thụ protein, bromelain còn khiến cổ tử cung mở ra nên có thể gây chuyển dạ sớm, thậm chí sảy thai.
Tuy nhiên để ảnh hưởng đến thai kỳ thì bà bầu phải ăn từ 7 trái dứa trở lên một lúc. Khi đó lượng bromelain mới đủ nhiều để gây tác hại. Do đó với lượng ăn bình thường hàng ngày bà bầu có thể yên tâm là dứa sẽ không ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
Như vậy, thông tin cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai là vô căn cứ.
Lợi ích của dứa tới sức khỏe bà bầu
Bà bầu có nên ăn dứa không? Nữ giới ăn dứa trong thai kỳ với lượng vừa phải sẽ có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Một số lợi ích của dứa như:
Tăng cường hệ miễn dịch
Thành phần của dứa chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước. Các chất này giúp chống lại sự lão hóa tế bào trong cơ thể và tăng cường miễn dịch của nữ giới trong thời gian mang thai.
Bổ sung collagen và mangan
Ăn dứa thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen. Đây là chất có vai trò quan trọng, giúp phát triển da, sụn và cân nặng của thai nhi. Ngoài ra chất mangan trong dứa cũng cần thiết để phát triển xương của thai nhi và duy trì hệ xương khỏe mạnh cho thai phụ, ngăn ngừa loãng xương.
Bổ sung vitamin nhóm B
Vitamin B1 hay thiamine trong dứa rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, cơ và hệ tim mạch. Vitamin B6 và pyridoxine trong dứa cũng giúp sản xuất kháng thể và bổ sung năng lượng, tránh tình trạng ốm nghén cho bà bầu. Vitamin B6 cũng giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào hồng cầu, tránh tình trạng thiếu máu.
Bổ sung đồng, sắt và axit folic
Ăn dứa sẽ bổ sung khoáng chất đồng cho cơ thể, giúp hình thành tim và sản xuất hồng cầu cho thai nhi. Khoáng chất sắt và axit folic trong dứa giúp sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bổ sung chất xơ
Hàm lượng chất xơ cao của dứa giúp bà bầu tránh tình trạng táo bón hay gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Giúp loại bỏ độc tố
Ăn dứa thường xuyên sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Từ đó tình trạng sưng phù hay gặp trong thai kỳ cũng được cải thiện.
Cải thiện chứng giãn tĩnh mạch
Đa số bà bầu đều bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Khi bị giãn các tĩnh mạch ở chân sẽ phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, giảm các cơn đau cho thai phụ.
Tạo cảm xúc tích cực
Dứa có mùi thơm dễ chịu và hương vị thơm ngon sẽ giúp cải thiện tâm trạng bà bầu, tạo các cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó dứa có vị chua ngọt nên kích thích vị giác bà bầu, giúp ăn uống ngon miệng hơn, từ đó bớt âu lo và những cảm xúc tiêu cực.
Ổn định huyết áp
Một số thai phụ có thể bị cao huyết áp khi mang thai. Các khoáng chất trong dứa giúp lưu thông máu tốt hơn và điều hòa huyết áp. Ngoài ra ăn dứa còn giúp thai phụ tránh hình thành các cục máu đông có hại cho sức khỏe.
Tác hại đến sức khỏe của dứa
Như vậy câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa không đã được trả lời, dứa có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe thai phụ. Tuy nhiên nếu bà bầu ăn quá nhiều dứa thì có thể gặp một số tác dụng phụ. Một số ảnh hưởng đến sức khỏe có thể gặp khi ăn dứa như:
Gây bệnh lý về tiêu hóa
Các đối tượng có dạ dày nhạy cảm hoặc đường tiêu hóa yếu thì nên tránh ăn dứa vì axit trong dứa có thể gây ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày.
Bromelain trong dứa có thể gây tiêu chảy với những bà bầu có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa.
Gây sảy thai
Chất bromelin trong dứa nếu ăn với lượng vừa phải sẽ có lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều dứa cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến cổ tử cung, thậm chí gây sảy thai. Chất này cũng có thể gây nôn mửa, phát ban trên da trong những tháng đầu thai kỳ. Thai phụ cần chú ý gọt bỏ lõi quả dứa khi ăn vì chất bromelain chủ yếu có ở lõi dứa.
Tăng lượng đường trong máu
Thành phần của dứa có chứa đường nên nếu ăn nhiều có thể gây bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó bà bầu nên chú ý ăn với số lượng vừa phải và không ăn một lúc quá nhiều dứa. Các bà bầu đang bị thừa cân nên tránh ăn dứa để không gây béo phì thai kỳ.
Gây dị ứng
Một số trường hợp thai phụ có thể bị dị ứng với dứa trong thời gian mang thai. Do đó khi ăn dứa bà bầu nên đi khám bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu như phản ứng da, sưng hoặc ngứa trong miệng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, suyễn.
Để phân biệt với triệu chứng các bệnh khác thì các dấu hiệu dị ứng thường bắt đầu xuất hiện trong vài phút đầu sau khi ăn dứa.
Tác dụng phụ khác
Nếu ăn quá nhiều dứa có thể gây sưng đau ở lưỡi, má trong và môi. Nếu đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày, có tiền sử sảy thai hoặc đông máu, huyết áp thấp thì nên tránh ăn dứa để không tái phát bệnh.
Ăn dứa lúc nào tốt cho bà bầu?
Ngoài thắc mắc bà bầu có nên ăn dứa, nhiều người còn muốn biết ăn dứa vào thời gian nào trong thai kỳ thì tốt nhất cho sức khỏe thai phụ. Thai kỳ 9 tháng thường được chia thành 3 giai đoạn là tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Bà bầu ăn dứa nên theo từng giai đoạn thai kỳ để có lợi cho sức khỏe như:
Bà bầu không nên ăn dứa.
Bà bầu có thể ăn một lượng nhỏ khoảng 100 gam mỗi lần và một tuần có thể ăn từ 2 đến 3 lần.
Bà bầu có thể ăn 250 gam dứa mỗi ngày. Thời gian này bà bầu nên ăn dứa để có lợi cho sức khỏe và dễ sinh nở. Chất bromelain trong dứa sẽ làm mềm tử cung từ đó giúp thai phụ sinh dễ dàng hơn.
Tuy nhiên bà bầu không nên ăn quá nhiều dứa để tránh tình trạng co thắt tử cung, gây sinh non. Khi ăn thai phụ cũng nên cắt bỏ phần lõi dứa vì phần lõi này chứa nhiều chất bromelain và có thể tạo thành các búi xơ trong thành ruột.
Cách chọn và ăn dứa như thế nào?
Như vậy câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa đã được giải đáp. Có thể thấy dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ. Một số lưu ý cho bà bầu để ăn dứa vừa ngon miệng vừa an toàn như:
Chọn dứa
Màu sắc quả dứa sẽ giúp bà bầu đánh giá được chất lượng quả dứa đó. Những quả dứa đã chín hoặc thì thường có màu vàng tươi đều cả quả hoặc có vài chỗ hơi xanh. Trái càng vàng đều thì độ ngọt càng cao. Những trái dứa đã chín quá mức thì một số chỗ có màu nâu đậm hay ngả sang đỏ.
Bà bầu ăn dứa nên chọn quả chín nhưng tránh chín quá vì khi đó đường trong dứa đã lên men. Không nên ăn dứa sau khi ăn no.
Dứa cần được bảo quản trong tủ lạnh dù đã gọt vỏ hay chưa.
Món ngon từ dứa
Ngoài việc ăn dứa trực tiếp, nữ giới có thể chế biến các món sinh tố, nước ép thơm ngon hoặc salad trái cây để khai vị. Dứa cũng có thể dùng để chế biến các món ăn mới lạ như mực xào chua ngọt, cá nục kho thơm. Ngoài ra làm bánh ngọt với dứa cũng rất phù hợp.
Các món ăn với dứa
Dù bà bầu có nên ăn dứa nhưng ăn dứa tươi nhiều sẽ dễ gây rát miệng. Thai phụ có thể chế biến một số món ngon với dứa như:
Tôm xào dứa chua ngọt
Nguyên liệu:
- 450 gr tôm;
- 2 thìa cà phê ớt bột; 1/2 thìa cà phê muối; 1/2 thìa cà phê tiêu;1 thìa cà phê đường;
- 1 củ hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn;
- 1 quả dứa, gọt vỏ, thái miếng vuông;
- 1 quả ớt thái lát; 2 cây hành lá thái nhỏ.
- 1 quả chanh vắt lấy nước cốt; 2 quả cam nhỏ, vắt lấy nước;
Cách chế biến:
- Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, rửa sạch rồi ướp gia vị gồm bột ớt, hành khô, muối, tiêu, ớt tươi, nước cam, nước chanh khoảng 30 phút.
- Bắc chảo lên bếp, cho thêm dầu ăn rồi cho tôm đã ướp vào, đảo đều tay. Khi tôm chín và nước sốt còn một nửa thì cho dứa thái miếng vào xào. Khi dứa đã chín và nước sốt cạn gần hết thì thêm hành lá, đảo qua rồi tắt bếp.
- Cho món ăn ra đĩa, rắc hạt tiêu rồi dùng được ngay.
Bắp bò kho dứa
Nguyên liệu:
- 600 gr thịt bò bắp;
- 1/4 quả dứa vừa ăn;
- Muối, nước mắm, đường, hành lá, tỏi, hạt tiêu và ớt quả.
Cách chế biến:
- Thịt bò rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Cho bắp bò vào nồi, cho nước ngang mặt thịt rồi đun sôi khoảng 20 phút. Vớt thịt ra và để riêng nước luộc.
- Dứa cắt mắt, thái lát.
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho bắp bò vào xào khoảng 5 phút. Cho thêm dứa vào, thêm gia vị gồm ớt cắt nhỏ, nước mắm, đường, muối rồi đun đến khi sôi. Cho nước luộc thịt bò vào, đun lửa vừa đến khi thịt mềm thì cho hành lá vào rồi tắt bếp.
- Cho món ăn ra đĩa rắc hạt tiêu rồi dùng được ngay.
Lời kết
Có thể thấy thông tin ăn dứa gây sảy thai là không có căn cứ. Ăn dứa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe thai phụ, cải thiện tâm trạng, làm đẹp làn da. Thành phần dinh dưỡng của dứa cũng rất phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất hàng ngày cho bà bầu, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó nữ giới có thể yên tâm ăn loại trái cây tuyệt vời này trong thai kỳ nhé.
>> Xem ngay: Bà bầu nằm nghiêng bên nào