Mít được biết đến là một loại trái cây có vị ngọt và mùi hương rất nồng. Tuy nhiên có khá nhiều nữ giới mang thai e ngại việc ăn mít. Lý do là vì có một số ý kiến cho rằng, mẹ bầu khi mang thai nếu ăn nhiều mít sẽ dễ bị nóng trong và tăng nguy cơ sảy thai. Vậy điều này có thực sự chính xác không? Các chuyên gia của Xadanclinnic sẽ giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn mít không?
Mít là một loại quả thường được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới. Loại trái cây này có hương vị rất đặc trưng với vị ngọt dịu, mùi hương nồng. Quả mít có kích thước khá lớn với phần vỏ bên ngoài là một lớp gai cứng.
Tại Việt Nam, mít là một loại quả rất được ưa thích. Không chỉ là loại trái cây ngon, ăn để tráng miệng, mít còn được sử dụng làm nhiều làm nhiều món ăn vặt như mít sấy, chè mít, sữa chua mít…
BÀ BẦU CÓ NÊN ĂN MÍT KHÔNG?
Có không ít người cho rằng bà bầu trong thai kỳ không nên ăn mít. Nguyên do là vì loại trái cây này có tính nóng. Nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy tin đồn này liệu có chính xác hay không? Bà bầu có nên ăn mít không?
Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc bà bầu ăn mít có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai là điều không chính xác. Đây hoàn toàn chỉ là một lời đồn vô căn cứ, khiến cho các mẹ bầu cảm thấy hoang mang và lo lắng.
Lời giải đáp của chuyên gia
Dựa trên các nghiên cứu khoa học, các bà bầu có thể ăn hầu hết mọi loại trái cây trong thai kỳ, trong đó có mít. Nguyên nhân là vì trong loại quả này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Nó rất có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời tăng cường chất xơ và tốt cho thai kỳ.
Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định, bà bầu có thể ăn mít ở cả trong 3 giai đoạn của thai kỳ mà không gây ảnh hưởng gì cho thai nhi.
Tuy nhiên các chị em cũng cần lưu ý, trong mít có hàm lượng đường khá cao. Vì vậy nếu các bạn ăn quá nhiều mít thì có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh về da phát triển. Hoặc nó có thể tạo ra các phản ứng phụ như nổi mụn nhọt, rôm sảy, lở loét miệng… với người có cơ địa nhạy cảm.
Với những người bị mắc các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao… thì không nên ăn loại quả này vì nó sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây biến chứng nguy hại.
>Xem thêm:
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Ăn lá lốt khi mang thai có tốt không?
bầu ăn thốt nốt được không
LỢI ÍCH CỦA MÍT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐANG MANG THAI
Mít sẽ rất tốt cho bà bầu nếu như bạn ăn với một lượng vừa phải và điều độ. Theo nghiên cứu; loại quả này có rất nhiều tác dụng tích cực cho bà bầu như:
+ Giúp tăng cường miễn dịch
Lượng vitamin C dồi dào có trong mít sẽ là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp mẹ bầu cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, cơ thể mẹ có thể chống lại những căn bệnh thường gặp một cách hiệu quả.
+ Cải thiện hệ tiêu hóa
Mít có hàm lượng chất xơ khá cao. Do đó nó rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Không chỉ ngăn ngừa căn bệnh ung thư ruột kết; ung thư khoang miệng hay làm giảm táo bón, mít còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày khi mang thai.
+ Tốt cho sự phát triển của thai nhi
Hàm lượng các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, K, sắt, magie, mangan… trong mít khá cao. Nhờ đó nó sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện trong suốt thai kỳ.
+ Cung cấp năng lượng
Mít là loại quả rất giàu năng lượng. Do đó nó sẽ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu vượt qua những ngày mang thai mệt mỏi và nặng nhọc.
+ Điều chỉnh lượng hormone khi mang thai
Từ khi bắt đầu mang thai; nữ giới thường bị rối loạn hormone và gây ra nhiều triệu chứng thất thường. Để giúp ổn định hormone khi mang thai, các mẹ bầu có thể ăn mít. Loại trái cây này có khả năng điều hòa hormone trong cơ thể, giúp cho các mẹ bầu tránh gặp các bệnh lý đặc thù trong thai kỳ.
+ Giải tỏa căng thẳng
Trong thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị mệt mỏi; căng thẳng do ốm nghén và ảnh hưởng của việc mang thai. Để giải tỏa tình trạng này; các mẹ nên ăn mít vì nó có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng; giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái, dễ chịu.
+ Điều hòa huyết áp
Trong mít có chứa hàm lượng muối, chất béo no thấp và lượng kali dồi dào. Nhờ đó nó có khả năng kiểm soát nhịp tim và huyết áp hiệu quả. Bà bầu ăn mít sẽ rất tốt cho việc điều hòa huyết áp cùng như ngăn ngừa các bệnh tim mạch khi mang thai.
>>Xem thêm: Bà bầu mấy tháng uống được nước dừa? Và những điều cần lưu ý
NHỮNG LƯU Ý DÀNH CHO BÀ BẦU KHI ĂN MÍT
Có thể thấy được mít mang đến nhiều công dụng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc các mẹ bầu có thể ăn mít tùy ý. Vậy, bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà bầu khi ăn mít cần lưu ý đến những vấn đề sau:
+ Nên ăn một lượng vừa phải:
Mỗi bà bầu khi ăn mít chỉ nên ăn khoảng từ 80 – 100gr mít/lần. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, khó chịu. Đặc biệt nếu ăn nhiều mít, bạn cũng dễ bị béo phì hay tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.
+ Không ăm mít nếu bị rối loạn đông máu
Mít là thực phẩm không tốt đối với người bị rối loạn đông máu. Bởi nó có thể làm nhanh quá trình đông máu, gây ra các phản ứng tiêu cực; có thể nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, mẹ bầu nếu mắc phải chứng bệnh này thì cần loại bỏ mít ra khỏi thực đơn dinh dưỡng.
+ Bị suy thận nên tránh ăn mít
Những thực phẩm giàu kali như mít không tốt cho những mẹ bầu mắc các vấn đề về thận như suy thận. Bởi nếu lượng kali bị ứ đọng quá nhiều nó sẽ khiến cho kali trong máu tăng và dẫn đến nguy cơ tử vong do ngừng tim rất nguy hiểm.
+ Kết hợp mít với các loại hoa quả, sữa chua
Mít là một món tráng miệng rất ngon tuy nhiên các mẹ bầu nên kết hợp ăn mít với các loại hoa quả hay sữa chua. Nó sẽ giúp bạn tránh ăn quá nhiều mít cùng lúc đồng thời hỗ trợ bổ sung thêm các vitamin; khoáng chất tốt cho cơ thể. Việc ăn sữa chua với mít còn giúp kích thích hệ tiêu hóa và làm đẹp da hiệu quả.
LỜI KẾT
Mít là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Và các chị em hoàn toàn có thể ăn mít trong suốt thai kỳ mà không phải băn khoăn tới việc bà bầy có nên ăn mít không? Tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào khi mang thai, các bạn cũng cần tìm hiểu kĩ cách dùng sao cho đúng. Nếu có thể bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm.