Nhiều chị em khi mang thai thường băn khoăn bà bầu có ăn được lá lốt không? Bởi theo kinh nghiệm của dân gian, việc ăn lá lốt có thể khiến cho các chị em sau khi sinh bị mất sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con nhỏ. Để giải đáp cho thắc mắc này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ LÁ LỐT
Lá lốt có tên khoa học là piper sarmentosum. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc nhà hồ tiêu. Tại Việt Nam, lá lốt được trồng phổ biến ở mọi tỉnh thành và dễ dàng mua được ở các cửa hàng, chợ hay siêu thị thực phẩm…
Thông thường lá lốt thường được dùng để chế biến các món ăn như chả cuốn lá lốt, lá lốt xào thịt bò, canh lá lốt,…. Với mùi hương đặc trưng, loại lá này giúp cho các món ăn tăng hương vị thơm ngon.
Còn trong y học, lá lốt có chứa nhiều tinh dầu, beta-carypphylen, ancaloit và các hoạt chất benzylaxetat… Nhờ đó nó có khả năng chữa trị tình trạng viêm nhiễm, giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau… hiệu quả.
BÀ BẦU CÓ ĂN ĐƯỢC LÁ LỐT KHÔNG?
Nhiều chị em khi mang thai đã được các bà, các mẹ dặn dò không nên ăn lá lốt. Nguyên nhân là vì nếu ăn nhiều lá lốt khi có thai, sau khi sinh con có thể bị mất sữa. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều nữ giới trong thai kỳ đã không ăn lá lốt và loại bỏ hoàn toàn loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn. Vậy bà bầu có ăn được lá lốt không? Lá lốt có gây mất sữa cho bà đẻ hay không?
Trên thực tế hiện nay chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chứng minh được sự ảnh hưởng của lá lốt đối với nguồn sữa mẹ. Việc mẹ bị mất sữa hay nhiều sữa sau sinh thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng… Chính vì vậy các chị em không nên tin vào lời đồn thổi này.
>>Xem thêm: Bà bầu có ăn được thịt chó không? Tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ thịt chó
ĂN LÁ LỐT KHI MANG THAI CÓ TỐT KHÔNG?
Các chuyên gia dinh dưỡng của XadanClinic cho biết, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn lá lốt bởi loại lá này không gây hại cho sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên đây cũng không hẳn là loại thực phẩm cần thiết đối với các bà bầu.
Một vài thử nghiệm được tiến hành cho thấy trong lá lốt có chứa các thành phần như tinh dầu, flavonoid, alcaloid và các vitamin… mang đến những tác dụng tích cực cho bà bầu như: làm giảm tình trạng ốm nghén, hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa trị cảm cúm khi mang thai…
Đặc biệt, lá lốt còn có những công dụng khác đối với bà bầu như:
+ Giúp điều trị bệnh phụ khoa
Lá lốt có tính kháng sinh tự nhiên, do đó, nó có khả năng giúp hỗ trợ khắc phục các bệnh phụ khoa cho nữ giới khi mang thai. Các mẹ chỉ cần nấu nước lá lốt tươi cùng nghệ và phèn chua để rửa vùng kín. Áp dụng tuần 2 – 3 lần sẽ giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm vùng kín hiệu quả.
+ Giảm phù chân khi mang thai
Phù chân khi mang thai là triệu chứng xảy ra ở nhiều mẹ bầu trong các tháng cuối thai kỳ. Để làm giảm hiện tượng này, các mẹ có thể ngâm chân bằng nước lá lốt. Nó sẽ giúp các mạch máu giãn nở, tăng cường tuần hoàn máu đến chân và làm giảm sưng phù. Ngoài ra, việc ngâm chân bằng lá lốt trước khi ngủ còn giúp mẹ được thư giãn và ngủ sâu giấc hơn.
+ Giúp cải thiện làn da
Để cải thiện tình trạng thâm nám, nổi mụn hay tàn nhang trên da khi mang thai. Các bà bầu có thể sử dụng nước lá lốt để xông mặt hoặc tắm.
Theo đó, trong lá lốt có chứa hoạt chất phenol, nó có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây mụn và làm giảm viêm sưng tại các ổ mụn. Ngoài ra, lá lốt còn hỗ trợ giúp các mẹ bầu cải thiện tình trạng tiết dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông và làm trắng da hiệu quả.
Lưu ý: Mặc dù là lốt mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên các bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng loại lá này. Trên thực tế, lá lốt lại mang tính hàn nên nó cũng có thể gây ra sự ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nếu ăn quá nhiều. Bởi vậy, các chị em phụ nữ khi mang thai chỉ nên ăn lá lốt khoảng từ 1 – 2 lần/tuần. Tốt nhất các bạn nên tham khảo các chỉ dẫn của bác sĩ để sử dụng các loại thực phẩm phù hợp, tốt cho việc mang thai.
MỘT SỐ MÓN ĂN NGON TỪ LÁ LỐT CHO BÀ BẦU
Như vậy việc bà bầu có ăn được lá lốt không đã được giải đáp. Các chị em đã hoàn toàn có thể an tâm sử dụng loại lá này để chế biến vào các món ăn hàng ngày. Dưới đây là một số món ăn mà bạn có thể chế biến từ lá lốt để giúp cho bữa ăn được phong phú và ngon miệng hơn:
+ Thịt cuốn lá lốt (chả lá lốt)
Với món ăn này, các chị em chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản như thịt lợn; lá lốt và gia vị. Sau đó bạn tiến hành sơ chế, băm nhỏ thịt rồi ướp gia vị và cho vào lá lốt cuộn tròn lại.
Rán chả trong chảo dầu hoặc than hoa cho đến khi chín thì bắc ra thường thức. Bạn có thể thay thịt lợn bằng thịt bò để thay đổi khẩu vị.
+ Lá lốt xào trứng
Nguyên liệu của món ăn này gồm lá lốt tươi; trứng gá, thịt xay và gia vị. Cách chế biến rất đơn giản, bạn chỉ cần thái nhỏ lá lốt rồi trộn đều với trứng, thịt, gia vị và rán cuộn như bình thường. Nếu không muốn ăn cuộn, bạn có thể đảo trứng nhẹ nhàng cho đến khi chín thì bắc ra cho vào đĩa.
+ Canh thịt bò lá lốt
Với món canh thịt bò lá lốt; các bạn cần chuẩn bị thịt bò, lá lốt, cà chua, hành khô và gia vị. Sơ chế tất cả các nguyên liệu sạch sẽ. Thịt bò thái nhỏ, tẩm ướp gia vị khoảng 15 phút.
Cho hành khô vào phi thơm với dầu rồi cho thịt bỏ vào đảo đều. Khi thịt chín tái thì đổ ra bát, cho tiếp cà chua thái múi cau vào xào mềm, đổ nước vào đun sôi. Khi nước sôi thì cho thịt bò và lá lốt vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi bắc xuống.
>Xem thêm:
Bà bầu tháng cuối nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối
bầu ăn thốt nốt được không
LỜI KẾT
Bà bầu có ăn lá lốt được không? Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên để giúp cho việc ăn lá lốt được an toàn, phát huy những tác dụng tích cực cho sức khỏe. Các mẹ bầu nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm.