Rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt trong thời gian thai nghén. Trong số những món ngọt, nước mía là sự lựa chọn được nhiều người yêu thích. Bởi lẽ nước mía mát và có vị ngọt tự nhiên. Tuy nhiên cũng có nhiều người thắc mắc bà bầu ăn mía có tốt không? Để trả lời câu hỏi này hãy tham khảo bài viết sau.
Bà bầu ăn mía có tốt không?
Mía là loại cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể, đó là các chất đạm, đường, chất béo, vitamin, khoáng chất và khoảng 30 loại axit hữu cơ khác nhau… Nước mía có vị ngọt tự nhiên nên được nhiều người yêu thích.
Để trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn mía có tốt không thì theo các chuyên gia, mía là loại cây tốt cho bà bầu. Nó sẽ mang lại những lợi ích thiết thực nếu bà bầu sử dụng đúng cách.
Bà bầu ăn mía có lợi gì?
Các lợi ích cây mía mang lại cho bà bầu bao gồm:
Bổ sung năng lượng tức thì
Trong mía có tới 70% là các loại đường, vì thế nó chứa rất nhiều năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra bà bầu ăn mía cũng là một cách để bổ sung nước, bù đắp lại lượng nước đã mất khi hoạt động trong ngày.
Giải nhiệt
Ngoài đường, trong cây mía còn chứa nhiều axit amin, hidrat các loại vitamin B6, B2, B1, C, các khoáng chất sắt, photpho, canxi… Các chất này đều giúp bà bầu xua tan mệt mỏi và giải nhiệt.
Kiểm soát đường huyết
So với các loại đường nhân tạo, đường mía là đường tự nhiên. Nó có chỉ số glycemic thấp nên có thể giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa gia tăng glucose máu nếu bạn ăn mía ở mức độ vừa phải.
Tăng sức đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm, cảm cúm
Vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong mía có thể giúp bạn chống lại các căn bệnh viêm nhiễm, cảm cúm và tăng sức đề kháng tổng thể cho cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động
Nhiều mẹ bầu thường bị nóng trong khi mang thai dẫn tới hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dễ bị táo bón hoặc bị trĩ. Việc ăn mía thường xuyên có thể giúp bạn bổ sung kali và chất xơ, vừa làm mát cơ thể vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, nhờ đó ngăn ngừa các tình trạng kể trên.
Ngăn ngừa ốm nghén
Nhiều mẹ bầu bị cơn ốm nghén hành hạ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cây mía có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả. Bạn có thể ăn mía như bình thường hoặc hòa một chút nước gừng vào trong nước mía rồi chia thành nhiều phần nhỏ uống trong ngày. Nhờ đó tình trạng ốm nghén sẽ được cải thiện.
Vệ sinh răng miệng
Lượng chất khoáng có trong mía có thể giúp mẹ bầu làm sạch răng và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Do đó bạn hãy sử dụng mía sau khi ăn bữa chính nhé.
Hỗ trợ làm đẹp da
Làn da của mẹ bầu có thể trở nên mịn màng, ngăn ngừa được mụn nhờ thành phần chất axit alpha hydroxy có trong nước mía. Vì vậy các mẹ bầu hãy sử dụng mía thường xuyên cho da trở nên đẹp hơn nhé.
Bà bầu ăn mía quá nhiều hệ quả sẽ ra sao?
Để bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa dạng nhiều nhóm chất. Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, điều này tương tự với mía.
Mía có 70% là các loại đường. Tuy đây là loại đường tự nhiên chứa hàm lượng glycemic thấp nhưng nếu ăn quá nhiều mía, nó vẫn có thể khiến bạn bị tăng đường huyết. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn tới tiểu đường thai kỳ. Không những thế, đường huyết tăng cao có thể kích thích các tụ cầu khuẩn trên da của bạn để tạo thành mụn nhọt. Nếu tụ cầu khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể còn có khả năng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn máu khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
Do đó bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía. Chỉ nên sử dụng lượng vừa phải theo hướng dẫn của các chuyên gia.
Bà bầu cần lưu ý những gì khi ăn mía?
Sử dụng mía đúng cách có thể giúp bạn hạn chế tác dụng phụ của nó. Các chuyên gia khuyên bà bầu khi ăn mía cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ nên ăn từ 3 đến 4 lần mỗi tuần, không nên ăn quá nhiều mía.
- Khi thấy mía đã có dấu hiệu bị hư hoặc đổi màu thì nên bỏ, không nên ăn tiếp. Việc sử dụng mía bị hỏng có thể gây độc lên hệ thần kinh của bạn.
- Nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến bạn mất ngủ, khó chịu, vì thế không nên uống vào buổi tối.
- Nước mía có tính hàn, vì thế không nên sử dụng khi đang bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy. Vì sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Không mua quá nhiều mía để tích trữ ăn dần. Việc tích chữ mía khiến cho mía dễ bị hư và biến chất.
- Nên uống nước mía vừa ép, không nên cho nhiều đá.
- Khi mua mía hãy chọn những cây mía không có đốm đỏ trên thân và còn tươi. Tốt nhất hãy lựa chọn địa điểm bán đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ của mía.
- Không nên uống nước mía và ăn mía khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Điều này là do mía có thể làm ảnh hưởng đến công dụng của thuốc, làm thuốc mất đi tác dụng.
Lời kết
Qua bài viết trên bạn đã hiểu được bà bầu ăn mía có tốt không và cách sử dụng mía cho đúng. Nếu dùng đúng cách, mía có thể mang lại nhiều ích lợi cho bạn. Trong khi việc dùng sai có thể gây ra những nguy cơ về sức khỏe. Vì thế bạn nên thận trọng. Nếu sau khi ăn mía thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như tê cứng tay chân, mờ mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Bạn hãy đến bệnh viện ngay để được trợ giúp.
>> Xem ngay: Quan hệ cọ sát bên ngoài có thai không?
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ