Dân gian cho rằng bà bầu nên ăn trứng ngỗng vì đây là loại trứng to, có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên điều này thực hư thế nào thì không phải ai cũng biết. Vậy cụ thể bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Cùng lý giải điều này qua bài viết sau.
BÀ BẦU ĂN TRỨNG NGỖNG CÓ TỐT KHÔNG?
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng nhé. Nghiên cứu cho thấy trong 100g trứng ngỗng có các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Chất đạm 13g.
- Chất béo 14,2g
- Vitamin A 360 mcg.
- Canxi 71 mg.
- Photpho 210mg.
- Sắt 3,2 m g.
- Vitamin B1 0,15 mg
- Vitamin B2 0,3 mg
Các chuyên gia đã so sánh thử hàm lượng dinh dưỡng của trứng ngỗng với trứng gà và thấy rằng trong trứng ngỗng có ít dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó trong trứng ngỗng lại chứa nhiều lipid và cholesterol gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Do đó nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu…
Do đó để trả lời câu hỏi bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không thì theo các chuyên gia, nếu biết cách ăn, trứng ngỗng có thể tốt vì cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên nếu ăn nhiều thì trứng ngỗng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
LỢI ÍCH CỦA TRỨNG NGỖNG ĐỐI VỚI MẸ BẦU
Khi ăn đúng cách với một lượng vừa phải, trứng ngỗng có thể mang lại những lợi ích sau:
Giúp thai nhi phát triển trí não
Các chuyên gia đã phát hiện trong lòng đỏ trứng ngỗng chứa một thành phần dinh dưỡng là lecithin. Đây là chất có lợi cho mô thần kinh và não bộ của bạn. Do đó nó có thể giúp thai nhi phát triển về mặt trí não nếu bạn ăn trứng ngỗng trong thời gian thai kỳ.
Ngoài ra trong trứng ngỗng chứa một lượng axit folic nhất định; giúp bé yêu tránh gặp phải tình trạng dị tật ống thần kinh.
Ngăn ngừa cảm lạnh
Vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, khi mẹ bầu ăn trứng ngỗng có thể giúp họ phòng ngừa một số bệnh vặt, ví dụ như bệnh cảm lạnh. Điều này là do trong trứng ngỗng chứa một lượng vitamin; khoáng chất và năng lượng nhất định để cung cấp cho cơ thể.
Tăng cường trí nhớ
Trong giai đoạn mang thai, nhiều chị em phụ nữ bị suy giảm trí nhớ. Ăn trứng ngỗng hấp chín hoặc trứng ngỗng luộc có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này hiệu quả.
>>Xem thêm: Bà bầu nên ăn hoa quả gì để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh
BÀ BẦU ĂN TRỨNG NGỖNG VỚI LƯỢNG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
Các chuyên gia khuyên bạn có thể bổ sung trứng ngỗng vào thực đơn ăn uống nhưng chỉ nên ở một mức nào đó. Cụ thể là mỗi tuần bạn chỉ nên ăn một quả trứng ngỗng. Để thai nhi phát triển tốt, bạn cần sử dụng các loại thực phẩm sạch một cách đa dạng. Đó là các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, axit folic, protein, vitamin và khoáng chất… Đây là những loại chất chứa nhiều trong các món ăn như thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, các loại hạt, các loại rau xanh và hoa quả…
BÀ BẦU NÊN ĂN TRỨNG NGỖNG Ở GIAI ĐOẠN NÀO TRONG THAI KỲ
Theo quan điểm truyền thống và theo các chuyên gia, trứng ngỗng có thể được dùng cho mẹ bầu từ tháng thứ 3 trở đi. Điều này là do trong trứng ngỗng có nhiều vitamin A. Trong những tháng đầu thai kỳ nếu dùng quá nhiều vitamin A có thể gây ra tình trạng dị tật thai nhi. Do đó bạn nên cẩn trọng.
CÁCH CHẾ BIẾN TRỨNG NGỖNG CHO BÀ BẦU
Thời kỳ mang thai là thời kỳ mà mẹ bầu cần phải triệt để áp dụng “ăn chín uống sôi”. Đối với trứng, bạn không nên ăn ở dạng lòng đào mà cần ăn trứng chín hẳn. Bởi lẽ trứng chưa chín có thể vẫn chứa vi khuẩn, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.
Cách chế biến đơn giản và dễ làm dành cho trứng ngỗng là luộc. Những nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy ngán với trứng ngỗng luộc. Nếu bạn là một trong số đó, hãy thay thế bằng các món ăn như trứng ngỗng hấp, trứng ngỗng chiên, trứng ngỗng ăn kèm sa lát… Cách chế biến những món ăn này tương tự như chế biến với trứng gà.
MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG CÂN ĐỐI CÁC DƯỠNG CHẤT CHO CƠ THỂ
Bà bầu nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học. Nhờ thế thai nhi có thể phát triển tốt trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa của XadanClinic trong bữa ăn hàng ngày bạn hãy đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, canxi, axit folic, sắt…
- Bổ sung axít folic: Đây là chất có thể giúp thai nhi ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh. Để bổ sung axit folic bạn hãy ăn các loại đậu đỗ, cải bó xôi, bí ngòi…
- Bổ sung Omega 3: Trong sự hình thành và phát triển não bộ thai nhi, omega 3 là chất đóng vai trò quan trọng. Bạn hãy bổ sung cho cơ thể để omega 3 qua các thực phẩm như hạnh nhân, hạt óc chó, đậu phụ, cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, hạt bí ngô…
- Bổ sung chất sắt: Sắt là chất mà mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể trong suốt thai kỳ. Nó giúp bạn hạn chế tình trạng sinh non và con sinh ra bị nhẹ cân, đồng thời bổ sung máu cho cả hai mẹ con. Thực phẩm chứa nhiều sắt mà bạn nên sử dụng như thịt nạc heo, nạc bò, nạc gà… Bên cạnh đó để cơ thể hấp thu tốt chất sắt bạn nên bổ sung thêm vitamin C.
- Bổ sung canxi: Canxi tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của hệ xương răng cho thai nhi. Bạn có thể nạp canxi vào cơ thể qua các loại thực phẩm như cua, tôm biển, rau bina, chuối, tảo biển…
LỜI KẾT
Qua bài viết trên bạn đã hiểu được bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không cũng như các thông tin thú vị xung quanh trứng ngỗng. Trứng ngỗng không phải là loại thực phẩm tối ưu giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cường sức khỏe. Đây cũng không phải là loại quả tốt nhất giúp bé phát triển và trở nên thông minh lanh lợi. Vì thế bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng trứng ngỗng đều được.
Nếu còn thắc mắc, băn khoăn, đừng ngại chia sẻ với Xã Đàn Clinic bằng cách liên hệ hotline 02437.152.152 – 0969.668.152 hoặc để lại câu hỏi tại [Tư vấn trực tuyến].
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ