Tuổi ung thư tinh hoàn là một căn bệnh hiếm gặp với nam giới nhưng lại có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng. Trang bị kiến thức về ung thư tinh hoàn là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh căn bệnh này.
Ung thư tinh hoàn là bệnh gì?
Tinh hoàn nằm trong bìu, bên dưới dương vật, là một cơ quan quan trọng trong hệ sinh dục của nam giới.
Đây là tình trạng tăng sinh tế bào bất thường trong tinh hoàn, dẫn tới xuất hiện khối u ác tính. Căn bệnh này có thể xảy ra tại tế bào mầm tinh hoàn hoặc những tế bào khác. Ngoài ra, các tế bào ung thư từ những vị trí khác di căn tới tinh hoàn cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Có ba giai đoạn phát triển căn bệnh này như sau:
– Giai đoạn 1: xuất hiện khối u ở tinh hoàn.
– Giai đoạn 2: lan rộng tế bào ung thư sang hạch bạch huyết ở bụng dưới hoặc háng.
– Giai đoạn 3: tế bào ung thư di căn đến những nơi khác trên cơ thể.
Ung thư tinh hoàn là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến mạng sống của anh em nam giới. Vì thế bạn không được chủ quan với căn bệnh này.
Ung thư tinh hoàn có triệu chứng ra sao?
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của căn bệnh này rất khó để nhận ra. Tuy nhiên những triệu chứng này cũng rất đa dạng, bạn có thể quan sát thấy như sau:
– Tinh hoàn và khu vực bìu dái có cảm giác đau, tê, khó chịu.
– Cảm thấy bìu trở nên nặng hơn, một bên tinh hoàn cứng hơn bên kia.
– Vùng háng hoặc bụng dưới xuất hiện cảm giác đau.
– Trong bìu ứ và tích dịch.
– Ngực trở nên căng tức và sưng đau.
– Khi đến giai đoạn di căn, người bệnh cảm thấy đau lưng, khó thở, tức ngực, sưng chân…
Đây là căn bệnh nguy hiểm, do đó bạn nên chú ý kĩ triệu chứng của bản thân để kịp thời đến cơ sở y tế thăm khám.
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn
Khoa học hiện nay chưa làm sáng tỏ được nguyên nhân nào gây ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên các chuyên gia đã liệt kê được những yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này như sau:
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc chứng bệnh này xảy ra cao ở những người thuộc độ tuổi từ 20 đến 45. Tuy nhiên, trẻ vị thành niên và người trên 60 tuổi cũng vẫn có thể mắc bệnh này.
- Tinh hoàn lạc chỗ: Đây là hiện tượng tinh hoàn ở một hoặc cả hai bên không di chuyển xuống bìu trong giai đoạn trẻ còn trong bụng mẹ. Bệnh làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc căn bệnh quái ác này thì khả năng bạn mắc bệnh cũng cao hơn bình thường.
- Tiền sử bệnh lý: Nếu một bên tinh hoàn của bạn đã từng bị ung thư thì nguy cơ bên còn lại bị ung thư cũng cao hơn đến 2%. Bệnh nhân nhiễm HIV cũng dễ bị mắc bệnh này.
- Chủng tộc: Ung thư tinh hoàn phải ra ở người da trắng nhiều hơn là người da đen.
Điều trị bệnh ung thư tinh hoàn
Có nhiều biện pháp điều trị căn bệnh này. Sử dụng biện pháp nào còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, mong muốn của bệnh nhân và hiện trạng bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể sử dụng cho cho tất cả các giai đoạn của ung thư tinh hoàn. Biện pháp này giúp bệnh nhân cắt bỏ đi khối u ác tính. Ngoài ra để giảm nguy cơ tái phát bệnh; bệnh nhân cũng có thể phẫu thuật để cắt bỏ hạch bạch huyết sau phúc mạc.
Sau khi phẫu thuật; bác sĩ sẽ đánh giá xem tình trạng của bạn có cần phối hợp thêm biện pháp điều trị khác hay không.
Hóa trị
Khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn muộn; bác sĩ có thể cho bệnh nhân áp dụng biện pháp hóa trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà liệu trình từ 1 đến 4 sẽ được sử dụng.
Xạ trị
Để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật; bác sĩ có thể cho bạn áp dụng biện pháp này.
Điều trị hỗ trợ
Các biện pháp điều trị hỗ trợ có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Những biện pháp thường được sử dụng như như tâm lý; dinh dưỡng; sử dụng thuốc; liệu pháp thư giãn; nghỉ ngơi… Đây là những biện pháp giúp giảm thiểu những tác động không mong muốn trong quá trình điều trị và giảm nhẹ triệu chứng ung thư.
Ngoài ra; bác sĩ còn có thể áp dụng các biện pháp khác như:
- Điều trị bổ sung hoóc-môn trong những trường hợp phải cắt bỏ cả hai bên tinh hoàn.
- Phẫu thuật nhằm ghép tinh hoàn giả.
- Giúp bệnh nhân lưu trữ tinh trùng trước khi điều trị cắt bỏ tinh hoàn; xạ trị hoặc hóa trị. Việc lưu trữ tinh trùng sẽ giúp bệnh nhân vẫn có thể làm cha sau khi đã bị vô sinh do quá trình điều trị.
Bệnh nhân ung thư sau khi thực hiện điều trị xong vẫn cần theo dõi sức khỏe tổng thể trong nhiều năm. Điều này giúp các bác sĩ đánh giá xem căn bệnh của bạn đã được ngăn chặn hoàn toàn chưa; có bị tái phát bệnh hay không.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh ung thư tinh hoàn. Mong rằng nhờ đó bạn có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân tốt hơn trước căn bệnh này.
>> Xem ngay: Bệnh lý tinh hoàn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ