Đau tinh hoàn khi cương cứng là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách chữa:
Hiện nay, Tình trạng bị Đau tinh hoàn khi cương cứng không hề hiếm gặp ở nam giới. Tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý nguy hiểm. Vậy, đau tinh hoàn khi cương cứng báo hiệu bệnh gì? Đau tinh hoàn khi cương phải làm sao? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn khi cương cứng
Đau tinh hoàn khi cương cứng thường xuất phát từ yếu tố sinh lý:
- Cương cứng kéo dài, có ham muốn tình dục, gần gũi bạn tình nhưng không diễn ra giao hợp;
- Có sự kích thích ham muốn tình dục nhưng sau đó không được thỏa mãn, kiềm chế xuất tinh;
- Quan hệ tình dục hoặc thủ dâm quá nhiều và dày đặc, quan hệ cường độ cao khiến cơ thể không sản xuất tinh tinh dịch;
- Trong lúc giao hợp, nam giới sai tư thế, tác động lên tinh hoàn gây đau;
- Va chạm bất ngờ vào hạ bộ có thể tạo ra chấn thương dẫn đến đau tinh hoàn
- Thường xuyên phải di chuyển nhiều, đặc biệt là khi lái xe hoặc ngồi sau xe.
- Sử dụng xe đạp trong thời gian dài hoặc trên địa hình không phẳng cũng có thể gây đau tinh hoàn khi cương cứng.
Tuy nhiên, cơn đau tinh hoàn khi cương cứng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tinh hoàn.
Đau tinh hoàn khi cương cứng báo hiệu bệnh gì?
Viêm mào tinh hoàn
Tình trạng viêm mào tinh hoàn có thể xảy ra ở nam giới ở mọi độ tuổi. Trong đó, nhóm tuổi từ 20 – 39 phổ biến nhất. Thông thường, viêm mào tinh hoàn xuất phát từ nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) gây ra. Lậu hay Chlamydia là hai yếu tố gây viêm mào tinh hoàn phổ biến nhất. Khi mắc viêm mào tinh hoàn, nam giới thường có các dấu hiệu sau:
- Đau tinh hoàn liên tục
- Sốt cao, da vùng bìu có thể đỏ, mào tinh hoàn sưng to và đau nhức khi chạm
- Tinh hoàn và dương vật bị đau khi giao hợp hoặc xuất tinh
- Đi bộ hoặc đứng lâu bị đau ở phần bụng dưới.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý khiến tinh hoàn tự xoay quanh trục, gây tắc nghẽn đột ngột ống thừng tinh. Làm giảm hoặc cản trở lưu lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến tình trạng đau và sưng. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh. Do đó, xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vòng vài giờ đầu. Nếu để lâu hơn, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Các dấu hiệu của bệnh xoắn tinh hoàn bao gồm:
- Đau đột ngột và dữ dội ở một bên tinh hoàn
- Trong vòng 6 giờ, bìu sưng to dần dần và rõ rệt
- Buồn nôn, nôn, đau bụng
- Tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường.
- Khi chạm vào tinh hoàn, cảm giác đau đớn rõ rệ
- Trong lúc ngủ, nếu đột ngột đau tinh hoàn dữ dội, đó là dấu hiệu đầu tiên của xoắn tinh hoàn.
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể gây đau ở tinh hoàn, thường thể hiện qua đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hoặc đau liên tục, đau khi cương cứng,… Bệnh thường xuất hiện ở thanh niên và ít gặp ở người cao tuổi.
Thoát vị bẹn
Khi thoát vị bẹn xảy ra, cảm giác đau tức nặng thường đi kèm với một khối chất sà xuống bìu. Đau có thể gia tăng khi thực hiện các hoạt động như chạy nhảy, giao hợp hoặc vận động nặng. Ngoài ra, khi nằm nghỉ, vị trí của bẹn có thể tụt vào bụng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không phải là đau nhiều mà chủ yếu là đau tức, tăng lên khi thực hiện các hoạt động vận động. Đặc biệt là đau khi cương cứng và giao hợp. Bệnh thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái, khi sờ phía trên có thể cảm nhận được búi lùng như búi giun.
Triệu chứng đi kèm đau tinh hoàn khi cương cứng cần đi khám gấp
Cảm giác đau tinh hoàn khi cương dương do yếu tố sinh lý thường không đe dọa đến sức khỏe. Tình trạng này có thể tự giảm đi, thậm chí tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị. Trong một số trường hợp, duy trì quan hệ và xuất tinh cũng có thể giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, nếu đau tinh hoàn khi cương dương xuất phát từ bệnh lý, nam giới không nên xem nhẹ vấn đề này. Đặc biệt, nếu cảm giác đau tinh hoàn kèm theo các triệu chứng dưới đây, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế là cực kỳ quan trọng.
- Tình trạng đau kéo dài hơn 1 ngày, với mức độ đau nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm việc hoặc thậm chí là việc ngồi.
- Tinh hoàn sưng đỏ bất thường, cơn đau lan sang cả vùng chậu.
- Sốt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, đau cơ, …
- Sưng tấy: Vùng bìu xuất hiện nốt đỏ sưng và bóng. Đây là dấu hiệu của chấn thương, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn hoặc khối u tinh hoàn.
- Các vấn đề về tiểu tiện: Tiểu tiện thường xuyên, nóng rát khi tiểu tiện hoặc có máu trong nước tiểu.
Mức độ cơn đau sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu chỉ là chấn thương đột ngột, khổ chủ thường cảm thấy đau buốt, sau đó là âm ỉ. Ngược lại, đau do viêm mào tinh hoàn sẽ trở nên nặng nề theo thời gian.
Đau tinh hoàn khi cương phải làm sao?
Đau tinh hoàn khi cương cứng kèm theo các triệu chứng ở trên, nam giới nên đến bệnh viện, phòng khám nam khoa uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị nhằm tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản trong tương lai. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân và bệnh lý. Từ đó, phương pháp điều trị sẽ được đề xuất phù hợp.
Lời khuyên của chuyên gia
Khi gặp đau tinh hoàn khi cương cứng, nam giới nên tránh công việc nặng nhọc và không nên tham gia hoạt động thể thao đòi hỏi sức lực. Cần theo dõi sự thay đổi của cơn đau theo thời gian. Nếu đau chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không lặp lại, thì có thể không phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu cơn đau tăng lên, hoặc đau âm ỉ và lặp đi lặp lại, việc tìm kiếm sự chăm sóc của bác sĩ nam khoa là cần thiết để đảm bảo điều trị kịp thời. Điều trị đau tinh hoàn không phức tạp, chỉ cần áp dụng phương pháp điều trị đúng. Hoàn toàn có thể khắc phục tổn thương tinh hoàn và khôi phục chức năng sinh lý của bệnh nhân như bình thường.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nên duy trì hoạt động vận động nhẹ nhàng và tham gia các môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Khi bắt đầu hoạt động thể thao, tránh chơi ngay các môn đòi hỏi nhiều sức lực, mà thay vào đó, lượng sức dần dần. Đồng thời, cần tránh va chạm mạnh ở vùng kín để ngăn chặn nguy cơ chấn thương đối với cơ thể, đặc biệt là khu vực hạ bộ.
Điều trị đau tinh hoàn khi cương cứng:
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đau tinh hoàn phù hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị tại nhà
- Chườm đá lên vị trí đau.
- Ở bìu có thể đặt một chiếc khăn cuộn lúc nằm để tránh tổn thương.
- Tắm nước ấm.
Sử dụng thuốc
Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, các loại thuốc được sử dụng điều trị đau tinh hoàn sẽ là kháng sinh, chống viêm, giảm đau,… Cụ thể:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen giúp giảm đau. Nhóm thuốc này thường được kê đơn khi đau tinh hoàn do viêm tinh hoàn hoặc chấn thương.
- Thuốc chống nhiễm trùng hoặc kháng sinh: Đây là các loại thuốc được chỉ định cho bệnh viêm mào tinh hoặc viêm tinh hoàn.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Amitriptylin) được sử dụng để điều trị đau tinh hoàn do tổn thương dây thần kinh,…
Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và được sự đồng ý của bác sĩ. Tránh việc bệnh không thuyên giảm còn nặng hơn, nhờn thuốc, kháng thuốc. Thậm chí gây biến chứng đe dọa đến chức năng sinh sản hoặc tính mạng. Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh tình nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Phẫu thuật ngoại khoa
Thông thường, đau tinh hoàn nói chung và đau tinh hoàn khi cương cứng nói riêng không cần can thiệp phẫu thuật. Trừ trường hợp y tế khẩn cấp như xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn hoặc ung thư tinh hoàn. Cụ thể như sau:
- Phẫu thuật xoắn tinh hoàn: Đầu tiên, bác sĩ tháo xoắn thừng tinh và khôi phục lưu lượng máu đến tinh hoàn. Sau đó, khâu các mũi xung quanh tinh hoàn để tránh tổn thương lặp lại. Bác sĩ cũng kiểm tra và cố định tinh hoàn còn lại đề phòng tiếp tục bị xoắn.
- Phẫu thuật thoát vị bẹn: Phẫu thuật thoát vị bẹn nhằm đưa tạng thoát vị (ruột non, mạc nối,…) về vị trí cũ. Củng cố lại điểm yếu từ vòng bụng, phòng ngừa những biến chứng không đáng có. Nếu khối thoát vị bị nghẹt thì cần cấp cứu kịp thời trước khi hoại tử ruột.
- Cắt bỏ mào tinh hoàn: Khi điều trị viêm mào tinh hoàn bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ buộc phải cắt bỏ mào tinh để điều trị.
- Nối lại ống dẫn tinh: Đây là phương pháp được chỉ định trong trường hợp nam giới đau tinh hoàn do bị thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, lựa chọn điều trị này hiếm khi được thực hiện, nếu có sẽ thường thực hiện như phẫu thuật ngoại trú.
- Phương pháp MDSC: Thông qua gây mê, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng kính hiển vi để mổ và cắt các dây thần kinh đi qua thừng tinh. Từ đó tình trạng đau tinh hoàn khi cương cứng suy giảm.
- Cắt bỏ một hoặc hai tinh hoàn: Đây được xem là biện pháp cấp cứu cuối cùng. Có điều rất hiếm khi xảy ra. Chỉ khi bệnh không thể điều trị bằng thuốc, đông tây y kết hợp vật lý trị liệu, thủ thuật xâm lấn không còn tác dụng. Cắt bỏ nhằm mục đích giữ sức khỏe và mạng sống cho người bệnh mới thực hiện.
Sau bất kỳ phẫu thuật nào, quan trọng nhất phải chăm sóc vết thương đúng cách và kỹ lưỡng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi khám và điều trị, bác sĩ sẽ có căn dặn và hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó, nếu có lịch khám định kỳ, bệnh nhân cũng cần đi khám đúng hẹn. Hạn chế tối đa những vấn đề không may hoặc biến chứng nguy hiểm phát sinh.
Bị Đau tinh hoàn khi cương cứng nếu đi kèm các triệu chứng bất thường, nam giới tuyệt đối không chủ quan. Đây hoàn toàn có thể do chấn thương hoặc sinh lý, nhưng không thể loại trừ bệnh lý nguy hiểm. Cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để có hướng điều trị kịp thời. Nếu không, nam giới sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, gây vô sinh hiếm muộn, ung thư tinh hoàn,… Việc điều trị dứt điểm tình trạng đau tinh hoàn khi cương cứng không hề khó. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng lối sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục điều độ.