Sa tinh hoàn là tình trạng hay gặp ở nam giới, làm ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Theo các chuyên gia, sa tinh hoàn không được xếp vào một loại bệnh lý cụ thể nhưng lại là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Những bệnh lý này đều liên quan đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Vậy sa tinh hoàn liên hệ đến những bệnh lý nào? Hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết sau!
Sa tinh hoàn là hiện tượng gì?
Sa tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn chảy xệ xuống, dài hơn kích cỡ dương vật ở trạng thái không cương cứng khi nam giới đứng. Bên cạnh đó khi bệnh nhân ngồi xuống, da bìu cũng không ôm gọn tinh hoàn.
Sa tinh hoàn khiến anh em nam giới sinh hoạt hàng ngày và đi lại khó khăn. Những căn bệnh gây ra triệu chứng sa tinh hoàn cũng làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh hiếm muộn nam.
Sa tinh hoàn là dấu hiệu của bệnh gì?
Có nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau liên quan đến triệu chứng sa tinh hoàn. Đó là các bệnh lý:
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn do các tác nhân là vi khuẩn, nấm hại xâm nhập, gây viêm nhiễm. Thông thường đó là những vi khuẩn lội ngược dòng từ niệu đạo. Căn bệnh này dễ gặp phải ở nam giới từ 30 tuổi trở lên. Bệnh gây ra các triệu chứng như:
- Tinh hoàn bị sa, tinh dịch có máu.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục, xuất tinh và tiểu tiện.
- Tinh hoàn phù nề, sưng to, tích dịch với những trường hợp nặng.
- Gây nặng nề, vướng víu ở bẹn.
- Cơ thể suy nhược, mỏi mệt, có khi lên cơn sốt.
Viêm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn có thể bị sưng viêm do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn, gây bệnh viêm mào tinh hoàn. Viêm mào tinh hoàn dễ lây lan sang các cơ quan khác như tuyến tiền liệt, đường tiết niệu… Những triệu chứng của viêm mào tinh hoàn là:
- Bìu sưng tấy, nóng đỏ.
- Tinh hoàn bị đau một bên, đặc biệt khi quan hệ tình dục, xuất tinh và khi đi tiểu.
- Gây khó chịu ở vùng bụng dưới, vùng xương chậu.
- Có trường hợp chảy mủ, chảy dịch ở dương vật, trong tinh dịch có lẫn máu.
- Ớn lạnh, mệt mỏi, lên cơn sốt cao.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn lại ở cuối dây thừng tinh. Lúc này tinh hoàn không được cung cấp máu, có thể dẫn tới hoại tử. Triệu chứng của bệnh xoắn tinh hoàn bao gồm:
- Bìu đau đột ngột, dữ dội hoặc âm ỉ.
- Tinh hoàn sưng to, bìu bị sa xuống.
- Đau bụng, đau đớn khi tiểu tiện.
- Cảm thấy như có khối u trên tinh hoàn.
Giãn mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch thừng tinh trong tinh hoàn bị co giãn bất thường. Bệnh do hệ thống van của tĩnh mạch bị yếu gây ra. Căn bệnh này thường được cho là tự phát, chiếm tỉ lệ 15% ở nam giới. Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra những triệu chứng sau đây:
- Khiến người bệnh cảm thấy khi bìu bị sa xuống khi đứng lên hay vận động.
- Đau đớn kéo dài ở khu vực dưới bìu. Khi đứng lên hoặc vận động cơn đau càng tăng. Cơn đau có thể giảm dần khi nằm ngửa hoặc về cuối ngày.
- Tinh hoàn phù nề, sưng đỏ.
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn gặp nhiều ở anh em nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34, chiếm tỉ lệ 1% trong những căn bệnh ung thư nam. Y học hiện nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tinh hoàn. Căn bệnh này xuất hiện khi các tế bào trong tinh hoàn có sự phát triển đột biến và phân chia bất thường. Những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tinh hoàn:
- Xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng bẹn bìu và vùng bụng dưới.
- Tinh hoàn bị sa, bìu có cảm giác nặng.
- Tinh hoàn tiết dịch, đau đớ khó chịu.
- Nổi hạch vùng bẹn, đau lưng.
Bạn hãy chú ý đến những triệu chứng của các căn bệnh kể trên để có thể nhanh chóng đến cơ sở y tế khi phát hiện bệnh.
Sa tinh hoàn điều trị ra sao?
Cách thức điều trị sa tinh hoàn tại cơ sở y tế như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:
Trường hợp viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn
Nếu chỉ là viêm nhiễm thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc. Nếu xuất hiện biến chứng nặng gây tràn dịch, phẫu thuật ngoại khoa hoặc vật lý trị liệu sẽ được chỉ định điều trị.
Trường hợp giãn mạch thừng tinh
Để tránh tình trạng teo tinh hoàn, tràn dịch tĩnh mạch, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện phẫu thuật vi phẫu. Đây là phương pháp có hiệu quả cao, đảm bảo tính an toàn, thời gian điều trị ngắn.
Trường hợp xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn thường được điều trị bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Sau khi phẫu thuật, tinh hoàn sẽ được tháo xoắn, được khâu vào bìu sao cho cho tình trạng xoắn tinh hoàn không tái phát trở lại.
Trường hợp ung thư tinh hoàn
Ngoài phẫu thuật, khi bị ung thư tinh hoàn bạn còn có thể được điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Một số trường hợp được bác sĩ áp dụng biện pháp nạo vét hạch sau phúc mạc.
Bài viết sau đã đã liệt kê cho bạn những bệnh lý liên quan tới tình trạng sa tinh hoàn và cách điều trị hiệu quả tại cơ sở y tế. Hãy luôn chú ý quan sát những bất thường trên dương vật để có thể kịp thời xử lý bạn nhé!
>> Xem ngay: Ung thư tinh hoàn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ