Paracetamol là thuốc không cần kê đơn có tác dụng giảm đau, giảm sốt hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo cách sử dụng, liều dùng, tác dụng phụ của thuốc… Để sử dụng đúng cách, tránh những biến chứng không mong muốn.
Công dụng của Paracetamol
Paracetamol: Cách dùng và liều lượng sử dụng
Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Đây là thuốc giảm đau hiệu quả thay thế cho Aspirin. Tuy nhiên, Paracetamol không có tác dụng chữa viêm như Aspirin.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, Paracetamol thường sử dụng trong những trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa như:
- Đau đầu;
- Đau cơ;
- Đau khớp;
- Đau lưng;
- Đau răng;
- Hạ sốt…
Còn với những trường hợp nặng như viêm sưng khớp thì sử dụng thuốc không có hiệu quả.
Theo đánh giá, trong quá trình sử dụng, hầu như thuốc không ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hô hấp. Ngoài gây không gây kích ứng hay chảy máu như một số thuốc có tác dụng tương tự.
Một số dạng và hàm lượng Paracetamol thường được sử dụng
Paracetamol dạng uống và dạng đặt là những dạng phổ biến thường dùng. Cụ thể như sau:
Paracetamol dạng uống:
- Viên nén: Hàm lượng 500 mg (Panadol 500 mg).
- Siro: Hàm lượng 160 mg/5 mL (Siro Children’s Tylenol) hoặc 120 mg/5 mL (Sara siro 120 mg/5mL).
- Viên sủi: Hàm lượng 500 mg (Panadol sủi 500 mg, Efferalgan 500 mg).
Paracetamol dạng đặt hậu môn
- Hàm lượng 80 mg (Efferalgan viên đặt 80 mg);
- Hàm lượng 150 mg (Efferalgan viên đặt 150 mg);
- Hàm lượng 300 mg (Efferalgan viên đặt 300 mg).
Paracetamol chống chỉ định với trường hợp nào?
Thuốc Paracetamol khuyến cáo không sử dụng cho những đối tượng sau:
- Người mẫn cảm với những thuốc hoặc acetaminophen;
- Người mắc bệnh gan;
- Đối tượng có tiền sử nghiện rượu.
Mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ ở nữ giới mang thai hay cho con bé. Tuy nhiên, những đối tượng này trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh biến chứng.
Các dạng Paracetamol
Cách sử dụng thuốc Paracetamol
Thuốc Paracetamol có nhiều dạng khác nhau nên cách sử dụng của từng dạng cũng sẽ khác nhau.
Cụ thể như sau:
Thuốc uống
Nếu thuốc ở dạng uống, người lớn không sử quá 4000mg mỗi ngày, mỗi lần không quá 2000mg. Trường hợp trước đó có sử dụng rượu bia thì nên chia sẻ với bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Với trẻ nhỏ, nên sử dụng thuốc chuyên biệt cho trẻ để thuốc dễ hấp thu và không tác dụng phụ. Lưu ý, trẻ dưới 2 tuổi chỉ sử dụng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ.
Thuốc dạng lỏng
Trường hợp thuốc dạng lỏng người bệnh cần sử dụng dụng cụ đo đếm y khoa để dùng. Tuyệt đối không tự ước lượng bằng muỗng, thìa. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc dạng viên nén nhai
Khi sử dụng thuốc dạng viêm nén nhai, người bệnh cần nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. Mục đích giúp hoạt chất trong thuốc được hấp thụ nhanh nhất.
Thuốc dạng sủi bọt
Người bệnh nên hòa tan thuốc với ít nhất 120ml nước và uống ngay sau khi thuốc tan. Nếu thuốc còn đọng lại ở cốc, nên pha thêm ít nước để đảm bảo đủ liều lượng.
Thuốc đặt
Thuốc Paracetamol dạng đặt được sử dụng đặt hậu môn, người bệnh tuyệt đối không uống thuốc.
Trước khi đặt thuốc, người bệnh cần làm sạch hậu môn, rửa tay và lau khô tay để tránh tan thuốc. Sau khi đặt, nên nằm yên khoảng vài phút để thuốc thấm vào cơ thể.
Lưu ý, không nên tắm hoặc đi vệ sinh sau khi đặt thuốc.
Tiêm Paracetamol
Sử dụng Paracetamol cần phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn.
Liều dùng cụ thể của thuốc Paracetamol
Paracetamol có 2 tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Nên liều lượng sử dụng sẽ tùy thuộc vào mục đích là gì. Ngoài ra, liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào đối tượng là người lớn hay trẻ em.
Liều lượng dùng thuốc Paracetamol đối với người lớn
Người bệnh sử dụng thuộc uống hoặc thuốc đặt với liều lượng tối đa là 1000mg trong vòng 8 giờ.
Còn đối với viên nén thì sử dụng 2 viên (500mg/viên) trong 4 – 6 giờ.
Sử dụng thuốc uống hoặc đặt với liều lượng tối đa 500mg trong 6 – 8 giờ. Còn với viên nén 500mg chỉ nên dùng 1 lần từ 4 – 6 giờ.
Liều lượng dùng thuốc Paracetamol đối với trẻ em
Đối với trẻ dưới 2 tuần, phụ huynh chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý uống thuốc để tránh gây tác dụng phụ.
Liều lượng tham khảo sử dụng thuốc Paracetamol ở trẻ em như sau:
Trẻ sơ sinh non tháng 28-32 tuần:
- Tiêm mạch liều 20 mg/kg tiếp đến là 10 mg/kg/liều mỗi 12 giờ.
- Uống: 10-12 mg/kg/liều mỗi 6-8 giờ. Mỗi ngày chỉ sử dụng tối đa 40 mg/kg/ngày.
- Trực tràng: 20 mg/kg/liều mỗi 12 giờ. Liều dùng tối đa 40 mg/kg/ngày.
Trẻ sơ sinh non tháng 32-37 tuần và trẻ sơ sinh dưới 10 ngày:
- Tiêm tĩnh mạch liều 20 mg/kg, kế tiếp là 10 mg/kg/liều mỗi 6 giờ.
- Uống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 6 giờ. Liều tối đa hàng ngày là 60 mg/kg/ngày.
- Trực tràng: 30 mg/kg; sau đó 15 mg/kg/liều mỗi 8 giờ. Liều tối đa hàng ngày là 60 mg/kg/ngày.
Trẻ sơ sinh tròn hoặc lớn hơn 10 ngày:
- Tiêm tĩnh mạch liều 20 mg/kg, tiếp theo là 10 mg/kg/liều mỗi 6 giờ.
- Uống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ. Liều tối đa hàng ngày là 90 mg/kg/ngày.
- Trực tràng: 30 mg/kg; sau đó 20 mg/kg/liều mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa hàng ngày là 90 mg/kg/ngày.
Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi:
- Tiêm tĩnh mạch: 7,5 đến 15 mg/kg/liều mỗi 6 giờ. Mỗi ngày tối đa 60 mg/kg/ngày.
Từ 2 đến 12 tuổi:
- Tiêm tĩnh mạch: 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 12,5 mg/kg mỗi 4 giờ. Liều đơn tối đa 15 mg/kg. Còn liều tối đa hàng ngày là 75 mg/kg/ngày.
- Uống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết. Lưu ý không vượt quá 5 liều trong 24 giờ.
Trẻ em lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi:
Nếu trẻ nhỏ hơn 50 kg thì dùng liều lượng như sau:
- Tiêm tĩnh mạch: 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 12,5 mg/kg mỗi 4 giờ.
- Liều đơn tối đa: 750 mg/liều.
- Tổng liều tối đa hàng ngày: 75 mg/kg/ngày.
Trẻ có cân bằng trên hoặc bằng 50 kg:
- Tiêm tĩnh mạch: 650 mg mỗi 4 giờ hoặc 1000 mg mỗi 6 giờ. Liều đơn tối đa 1000 mg/liều. Tổng liều hàng ngày tối đa 4000 mg/ngày.
- Uống hoặc trực tràng: 325-650 mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000 mg 3-4 lần mỗi ngày. Liều tối đa hàng ngày 4000 mg/ngày.
Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên báo ngay với bác sĩ để can thiệp kịp thời.
Liều lượng sử dụng Paracetamol cho trẻ em
Trẻ sơ sinh non tháng 28-32 tuần:
- Tiêm tĩnh mạch liều 20 mg/kg, tiếp theo là 10 mg/kg/liều mỗi 12 giờ
- Miệng: 10-12 mg/kg/liều mỗi 6-8 giờ. Liều uống tối đa hàng ngày 40 mg/kg/ngày.
- Trực tràng: 20 mg/kg/liều mỗi 12 giờ. Liều dùng trực tràng tối đa hàng ngày 40 mg/kg/ngày.
Trẻ sơ sinh non tháng 32-37 tuần và trẻ sơ sinh dưới 10 ngày:
- Tiêm mạch 20 mg/kg tiếp theo là 10 mg/kg/liều mỗi 6 giờ.
- Uống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 6 giờ. Liều tối đa hàng ngày 60 mg/kg/ngày.
- Trực tràng: Liều 30 mg/kg; sau đó 15 mg/kg/liều mỗi 8 giờ. Liều tối đa hàng ngày 60 mg/kg/ngày.
Trẻ sơ sinh đủ 10 ngày hoặc lớn hơn 10 ngày tuổi:
- Tiêm tĩnh mạch liều 20 mg/kg tiếp theo là 10 mg/kg/liều mỗi 6 giờ.
- Uống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ. Liều tối đa hàng ngày 90 mg/kg/ngày.
- Trực tràng: 30 mg/kg; sau đó 20 mg/kg/liều mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa hàng ngày 90 mg/kg/ngày.
Nhỏ hơn 2 tuổi:
- Tiêm tĩnh mạch: 7,5 đến 15 mg/kg/liều mỗi 6 giờ.
- Liều tối đa hàng ngày 60 mg/kg/ngày.
Từ 2 đến 12 tuổi:
- Tiêm tĩnh mạch: 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 12,5 mg/kg mỗi 4 giờ. Liều đơn tối đa 15 mg/kg. Liều tối đa hàng ngày 75 mg/kg/ngày không được vượt quá 3750 mg/ngày.
- Uống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không vượt quá 5 liều trong 24 giờ.
Trẻ em lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi:
Trẻ nhỏ hơn 50 kg dùng liều lượng như sau:
- Tiêm tĩnh mạch: 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 12,5 mg/kg mỗi 4 giờ.
- Liều đơn tối đa 750 mg/liều.
- Tổng liều tối đa hàng ngày 75 mg/kg/ngày.
Trẻ trên hoặc bằng 50 kg:
- Tiêm tĩnh mạch: 650 mg mỗi 4 giờ hoặc 1000 mg mỗi 6 giờ. Liều đơn tối đa 1000 mg/liều. Tổng liều hàng ngày tối đa 4000 mg/ngày.
- Uống hoặc trực tràng: 325-650 mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000 mg 3-4 lần mỗi ngày. Liều tối đa hàng ngày 4000 mg/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol
Trong quá trình sử dụng, Paracetamol có khả gây dị ứng và mẫn cảm. Do đó, nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây người bệnh cần đi kiểm tra sớm:
- Phát ban;
- Khó thở;
- Sưng mặt, môi, lưỡi;
- Sốt và buồn nôn;
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày;
- Ăn ít và không ngon miệng;
- Nước tiểu đậm màu;
- Có dấu hiệu vàng da.
Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Liều sử dụng Paracetamol cho người lớn
Nếu trước đó bạn quên uống 1 liều và thời gian cách đó không lâu. Bạn có thể uống trễ và giãn khoàng cách giữa 2 lần uống. Còn nếu gần thời điểm uống liều tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo như dự định.
Mặc dù tình trạng quên dùng thuốc không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế quên dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng hiệu quả điều trị.
Còn nếu bạn dùng quá liều, hãy đến bệnh viện được bác sĩ khắc phục kịp thời. Nếu không nhận biết bản thân có sử dụng quá liều hay không. Bạn có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:
- Buồn nôn;
- Đổ mồ hôi;
- Đau dạ dày;
- Cơ thể yếu nhanh;
- Mất ý thức…
Lời khuyên khi sử dụng thuốc Paracetamol
Phần cuối bài viết sẽ là những lời khuyên hữu ích, giúp bạn đọc sử dụng thuốc Paracetamol hiệu quả hơn.
- Không dùng quá liều lượng vì có thể tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
- Trẻ dưới 2 tuổi khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng dụng cụ đo liều lượng chuyên dụng.
- Lắc dung dịch chứa paracetamol trước khi sử dụng.
- Viên nén nhai nên được nhai đúng cách trước khi nuốt.
- Tay phải đảm bảo khô trước khi cầm viên nén tan rã paracetamol. Sau đó đặt viên thuốc trên lưỡi và để cho thuốc hòa tan hoàn toàn trước khi nuốt.
- Các loại thuốc tan rã paracetamol nên được hoà tan trong ít nhất 118ml nước; khuấy đều và uống ngay.
- Không nên uống rượu trong khi dùng paracetamol.
- Liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
- Lưu ý không sử dụng các sản phẩm khác có chứa paracetamol hoặc acetaminophen cùng một lúc.
- Nữ giới mang thai không dùng paracetamol khi chưa có lời khuyên của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ của thuốc Paracetamol. Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng để sử dụng.
Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.