Khoai lang là một loại củ giàu tinh bột, quen thuộc trong căn bếp hàng ngày của các gia đình Việt. Tuy khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu để lâu, nó có thể bị mọc mầm, làm ảnh hưởng đến chất lượng. Vậy khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cùng trả lời câu hỏi này qua bài viết sau!
Khoai lang thực phẩm tốt cho sức khỏe
Khoai lang là một loại củ có rất nhiều chất dinh dưỡng bên trong. Nó có thể cung cấp cho bạn các chất cần thiết như: Tinh bột, chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin B6, beta cryptoxanthin, beta carotene… Các chất này mang lại những lợi ích sau:
Có lợi cho hệ tiêu hóa
Trong khoai lang luộc chứa nhiều chất xơ, đây là chất có thể kích thích nhu động ruột và giúp bạn ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Nhờ đó quá trình tiêu hóa thức ăn cũng diễn ra một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý bởi ăn khoai lang quá nhiều dễ dẫn tới khó tiêu, đầy bụng.
Giúp xương chắc khỏe
Lượng chất beta cryptoxanthin có trong khoai lang có thể giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương. Ngoài ra cũng nhờ chất này mà các chứng viêm khớp, thấp khớp của bạn được hỗ trợ làm thuyên giảm.
Tăng cường chuyển hóa trong cơ thể
Lượng chất sắt nhất định chứa trong khoai lang có thể kích thích cơ thể bạn sản xuất bạch cầu, hồng cầu, đồng thời thúc đẩy chuyển hóa protein.
Các lợi ích khác
Khoai lang bổ sung nhiều beta-carotene cho cơ thể. Đây là tiền chất của vitamin A. Nó có thể giúp đôi mắt của bạn trở nên sáng hơn, đồng thời giúp bạn tránh khỏi tác nhân gây ung thư.
Ngoài ra trong khoai lang còn chứa các chất peonidins và cyanidins. Các chất này giúp bạn tránh được phần nào đó tác động tiêu cực khi cơ thể tích tụ kim loại nặng từ môi trường hoặc từ thức ăn.
Như vậy khoai lang luộc là loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi để quá lâu khiến khoai lang mọc mầm thì các chất dinh dưỡng bên trong sẽ thay đổi. Lúc này bạn cần lưu ý khi sử dụng.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Các chuyên gia của XadanClinic cho biết, bảo quản khoai lang trong môi trường không thích hợp, đặc biệt là nơi ẩm ướt sẽ khiến khoai lang dễ mọc mầm. Nghiên cứu cho thấy khoai lang mọc mầm không có độc tố nên bạn vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên điều này vẫn có thể gây hại cho cơ thể bạn.
Đầu tiên khoai lang mọc mầm sẽ bị giảm lượng vitamin và chất khoáng có trong đó. Điều này cũng khiến khoai lang bị thay đổi mùi vị, không còn thơm ngon và hấp dẫn như trước.
Thứ hai, tuy khoai lang không sinh ra độc tố nhưng nó rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Trên khoai lang mọc mầm có nấm mốc sẽ xuất hiện các đốm đen hoặc nâu. Nếu không cẩn thận, khi ăn phải khoai lang này bạn có thể gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đau bụng, buồn nôn…
Thứ ba, khoai lang mọc mầm để lâu thường bị hà. Khi ăn phải loại khoai lang này bạn sẽ thấy rất đắng. Hiện tượng này là do khoai lang tiết chất để chống lại con bọ hà, khiến chất lượng khoai lang bị thay đổi.
Vì những lý do trên bạn không nên sử dụng khoai lang mọc mầm, đặc biệt đối với trẻ em và người già, là những người có hệ tiêu hóa yếu.
Khoai lang mọc mầm nên xử lý như nào trước khi ăn?
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng khoai lang mọc mầm để tiết kiệm chi phí và và tránh lãng phí ý thì trước khi ăn cần xử lý kỹ loại khoai lang này. Việc xử lý khoai lang mọc mầm không quá phức tạp hay tốn kém mà thực ra rất đơn giản. Bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: dùng dao gọt đi phần vỏ khoai lang, sau đó khoét bỏ phần mầm của nó.
- Bước 2: rửa khoai lang thật sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng nửa tiếng.
- Bước 3: Vớt khoai lang ra để ráo nước, sau đó có thể chế biến khoai như bình thường.
Sau khi xử lý khoai lang theo cách trên, nó sẽ được loại bỏ độc tố cũng như các chất không có lợi khi cho sức khỏe của bạn. Nhờ đó bạn hạn chế được những nguy cơ có thể xảy ra khi ăn khoai lang mọc mầm.
Hướng dẫn sử dụng khoai lang tươi đúng cách
Trong quá trình mua và sử dụng khoai lang bạn có thể tuân theo những hướng dẫn sau sau:
Khi chọn khoai
Bạn nên chọn những củ khoai lang cứng, còn tươi, không bị dập, bị thâm hay bị nứt. Bạn cũng không nên mua củ quá to vì nó sẽ có nhiều xơ, ăn không ngon, thay vào đó chỉ nên mua loại có kích thước vừa phải.
Khi bảo quản
Bạn chỉ nên trữ khoai lang trong bếp ở mức vừa phải sao cho có thể ăn trong vài ngày. Bởi việc tích trữ quá nhiều khoai lang có thể khiến nó dễ bị bị hư, bị mọc mầm hoặc nhiễm nấm mốc.
Hãy bảo quản khoai lang ở nơi thoáng mát, không bị ẩm ướt, không bảo quản trong tủ lạnh. Việc giữ khoai lang trong tủ lạnh có thể khiến nó dễ bị héo úng, mất mùi vị hoặc mọc mầm. Khi bảo quản khoai lang bạn cũng đừng bọc nó trong túi ni lông. Khi khoai lang được bảo quản ở nơi thích hợp, nó có thể giữ được từ 7 đến 10 ngày mà không bị ảnh hưởng gì đến chất lượng.
Ngoài ra nếu thấy khoai lang bắt đầu có dấu hiệu mọc mầm, bạn hãy mang ra dùng ngay, không nên để lâu hơn.
Khi chế biến
Khoai lang tốt nhất nên được chế biến theo phương pháp nướng, luộc hoặc nấu. Khoai lang rán hoặc khoai lang xào chứa nhiều dầu mỡ, có thể khiến tinh bột bị biến chất và gây khó khăn cho hệ tiêu hóa hoạt động. Một số người ăn khoai lang xào, khoai lang rán có thể sinh ra đầy hơi, khó tiêu.
Những loại củ mọc mầm không nên ăn khác
Bên cạnh khoai lang, cũng một số loại củ khác khi mọc mầm bạn cũng không nên ăn. Ví dụ như:
Khoai tây
Khoai tây chính là lại củ đứng đầu trong danh sách những củ không nên ăn nếu đã mọc mầm. Bởi lễ khoai tây mọc mầm chứa chất độc solanine; có thể khiến bạn bị ngộ độc trầm trọng.
Đậu phộng (hạt lạc)
Đậu phộng mọc mầm hoặc bị mốc có thể sản sinh lượng độc tố aflatoxin lớn. Chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo là có khả năng gây ung thư gan.
Củ gừng
Củ gừng mọc mầm có thể ăn được vì không chứa chất độc. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của nó không được giữ như ban đầu nữa. Ngoài ra khi gừng bị mốc, nó sẽ sinh ra độc tố safrole. Độc này khi vào cơ thể sẽ khiến gan của bạn bị tổn thương và có thể dẫn tới ung thư.
Củ sắn
Củ sắn mọc mầm cũng gây độc. Nó có thể khiến bạn đau tức ngực, nôn ói, tiêu chảy, thậm chí tử vong nếu ăn phải mà không được chữa trị kịp thời. Với củ sắn bình thường bạn cũng cần gọt bỏ vỏ, cắt đầu cắt đuôi và ngâm ít nhất một tiếng trong nước vo gạo trước khi chế biến.
Qua bài viết trên bạn đã trả lời được câu hỏi khoai lang mọc mầm có ăn được không. Hãy xử lý khoai lang mọc mầm theo phương pháp như đã trình bày ở trên để giảm thiểu tác hại mà nó mang lại. Tốt nhất bạn nên tránh xa khoai lang mọc mầm và các loại củ mọc mầm gây độc khác để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
>> Xem ngay: Bệnh xã hội