Ginkgo Biloba là một loại dược liệu được sử dụng lâu đời. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể Ginkgo biloba là gì? Cùng tìm hiểu về ginkgo biloba và lợi ích của chúng nhé!
Ginkgo Biloba là gì?
Bạch quả ginkgo biloba
Ginkgo biloba hay còn gọi là bạch quả là một loài cây sống lâu năm trên thế giới. Đa số các sản phẩm từ bạch quả đều được chiết xuất từ lá xanh phơi khô của cây. Đồng thời, cũng có sẵn dưới dạng chất lỏng, viên nang, viên nén và trà.
Thành phần của Ginkgo biloba
Các thành phần chính của Ginkgo biloba gồm flavonoid. Đây là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Đồng thời, giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu. Cũng như giảm độ “dính” của tiểu cầu.
Tác dụng của Ginkgo Biloba trong điều trị bệnh
Ginkgo Biloba có thể điều trị các bệnh lý sau:
-
Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
Ginkgo biloba có tác dụng:
- Cải thiện trí nhớ
- Cải thiện hành vi và nhận thức xã hội
- Khả năng tự chăm sóc cho bản thân
Theo một số nghiên cứu thì, chiết xuất từ Ginkgo Biloba được gọi là EGb 761, có hiệu quả trong điều trị chứng suy giảm trí nhớ.
Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra, EGb 761 an toàn cho người dùng. Trong việc cải thiện nhận thức và chức năng xã hội của bệnh nhân Alzheimer
Công dụng của ginkgo biloba
-
Chứng rối loạn lo âu
Ginkgo cũng có khả năng giảm bớt các triệu chứng rối loạn lo âu.
Theo các nhà khoa học, người mắc chứng rối loạn lo âu khi dùng Ginkgo sẽ cải thiện được tình trạng này rất hiệu quả.
-
Tăng nhãn áp
Những người bị tăng nhãn áp, khi dùng 120mg bạch quả mỗi ngày khoảng 8 tuần. Thì thị lực của họ đã được cải thiện. Đồng thời cũng giữ được thị lực lâu hơn.
Đối với người lớn sử dụng Ginkgo biloba từ 120 đến 240 mg mỗi ngày trong khoảng 4 – 6 tuần. Tình trạng tăng nhãn áp đã được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Ginkgo biloba gồm:
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Dị ứng da.
Vì vậy, Ginkgo và các chất bổ sung khác chỉ nên được sử dụng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-
Bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn kết tập tiểu cầu, vón cục máu
Ginkgo Biloba có công dụng chống kích hoạt tiểu cầu. Nên rất phù hợp để chống đông máu, vón cục máu, làm tắc nghẽn mạch máu.
Khi Ginkgo Biloba tác động vào tế bào nội mô, có thể ngăn cản sự tích tụ tiểu cầu. Đồng thời, phòng ngừa hình thành các cục máu đông và bệnh lý nhồi máu não, nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.
Tương tác thuốc Ginkgo biloba
Ginkgo biloba nhiều công dụng tuyệt vời
Cũng như với bất kỳ loại thuốc nào, dùng Ginkgo biloba cần phải cẩn thận để ngăn ngừa tương tác với các loại thuốc khác. Một số tương tác thuốc có thể xảy ra:
- Alprazolam: thuốc giảm lo âu dùng chung với Ginkgo biloba có thể làm giảm hiệu quả của Alprazolam.
- Thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu. Các loại thuốc, thảo mộc và chất bổ sung làm giảm đông máu khi dùng kèm với Ginkgo biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Thuốc chống động kinh: Một lượng lớn ginkgo toxin có thể gây co giật. Ginkgo được tìm thấy trong hạt bạch quả và ở mức độ thấp hơn là lá bạch quả. Dùng Ginkgo biloba có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống động kinh.
- Thuốc chống trầm cảm: Dùng Ginkgo biloba với một số loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như fluoxetine (Prozac, Sarafem), sertraline(Zoloft), và imipramine (Tofranil) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Một số statin: Dùng ginkgo với simvastatin (Zocor) có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ginkgo cũng có vẻ làm giảm tác dụng của atorvastatin (Lipitor).
- Thuốc trị tiểu đường: Ginkgo biloba có thể thay đổi phản ứng của cơ thể với những loại thuốc này.
- Kết hợp Ginkgo biloba với ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Không ăn hạt bạch quả sống hoặc rang vì có thể gây độc.
- Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu cần.
Tác dụng phụ của Ginkgo biloba
Ginkgo biloba có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Đau bụng
- Táo bón
- Phản ứng dị ứng da
Ngoài ra, bạn không nên ăn hạt Ginkgo sống hoặc rang vì có thể bị ngộ độc.
Nếu bạn bị động kinh hoặc dễ bị co giật, tránh dùng Ginkgo. Một lượng lớn ginkgotoxin có thể gây co giật. Ginkgotoxin được tìm thấy trong hạt và lá Ginkgo biloba.
Đối với người lớn tuổi, bị rối loạn chảy máu hoặc đang mang thai, đừng dùng Ginkgo. Việc bổ sung thảo dược này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn dự định phẫu thuật, hãy ngừng dùng Ginkgo 2 tuần trước khi làm phẫu thuật.
Ginkgo Biloba là thảo dược quý hiếm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn có thể tìm các sản phẩm chiết xuất Ginkgo Biloba để giúp giúp tăng cường lưu thông máu. Cải thiện tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ