Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý hiếm và có giá trị kinh tế cao với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy đông trùng hạ thảo là gì, công dụng và cách dùng như thế nào hiệu quả nhất?
Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo được sử dụng từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Ở Tây Tạng, người dân sử dụng đông trùng hạ thảo này muộn hơn sau thế kỷ 15.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo
Rất nhiều người thắc mắc, đông trùng hạ thảo là con hay cây gì? Hiểu theo cách nôm na, đông trùng hạ thảo mùa đông là con trùng, mùa hạ là thân thảo.
Thực chất, đông trùng hạ thảo kết hợp giữa côn trùng và thực vật. Bản chất nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis. Nhưng nó sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes Viette.
Vào mùa đông, ấu trùng bướm nằm dưới đất, nhờ vậy nấm phát triển vào bên trong thân sâu. Mùa hạ, nấm mọc chồi lên khỏi mặt đất nhưng phần gốc vẫn dính vào đầu sâu. Quá trình ký sinh này đã hình thành nên dược tính của đông trùng hạ thảo.
Phân loại đông trùng hạ thảo?
Ngày này, khoa học kỹ thuật đã phát triển hiện đại hơn nhờ vậy nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo nhân tạo.
Chính vì vậy, bên cạnh những loại đông trùng hạ thảo tự nhiên thì thị trường lại có nhiều loại đa dạng khác.
+ Theo nguồn gốc của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo tây tạng
Dựa vào nguồn gốc người ta chia thành 2 loại bao gồm: đông trùng hạ thảo tự nhiên và nhân tạo với sự chênh lệch rõ rệt về giá.
- Tự nhiên: Đây là loại rất quý hiếm với hàm lượng dưỡng chất cao, được tìm thấy ở Tây Tạng, Bhutan và một số tỉnh tại Trung Quốc. Với giá thành cực kỳ đắt dao động từ 1,5 – 2 tỷ đồng/kg, sản lượng được khai thác chưa đến 80kg một năm.
- Nhân tạo: Được nuôi cấy nấm trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hay trên các loại gạo lứt, ngô, đậu xanh, vỏ trứng….Giá thành tùy thuộc vào chất lượng, khoảng 40 – 55 triệu đồng/kg khô.
+ Theo trạng thái
Đông trùng hạ thảo loại tươi hoặc đã được phơi sấy khô, mỗi loại sẽ có đặc điểm và cách dùng khác nhau:
- Loại tươi: Thu hoạch chưa quá 1 tháng, được bảo quản ở nhiệt độ thấp, có mùi thơm hơi nồng đặc trưng của nấm. Loại này có hàm lưỡng dinh dưỡng cao nhất.
- Loại khô: Được xử lý nhiệt phân bằng cách phơi hoặc sấy khô từ loại tươi để dễ bảo quản và sử dụng. Đông trùng hạ thảo khô có mùi tanh nồng, hàm lượng dưỡng chất
Loại tươi: Khai thác chưa quá 1 tháng, được bảo quản trong nhiệt độ thấp, đặc trưng bởi mùi thơm hơi nồng của nấm. Đây là loại có hàm lượng dưỡng chất cao nhất khoảng 95 – 98% so với loại tươi, có thể bảo quản 3 năm.
+ Theo hình thái
Đông trùng hạ thảo nhân tạo
- Nguyên con: Giữ nguyên hình dáng con đông trùng hạ thảo gồm cả thân và sợi nấm. Loại nguyên con này thường có giá thành rất cao, dùng để sắc thuốc, hầm canh hoặc có thể ăn sống.
- Dạng bột: Dạng này được nghiền nhuyễn thành bột mịn, dùng để nấu cháo hoặc pha trà.
- Dạng nước: Đông trùng hạ thảo dạng nước có thể kết hợp với nhiều thành phần khác và đóng thành trai, dùng uống trực tiếp.
- Dạng viên nang: Là dạng bột mịn nhưng đóng thành viên nang để dễ sử dụng và bảo quản.
- Dạng trà túi lọc: Được đóng thành túi lọc trà, dùng để uống hàng ngày rất tiện lợi.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe
Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng từ rất lâu đời. Trong Đông y xưa kia và Tây y hiện đại, đều đã có những ghi nhận về tác dụng của trùng thảo như sau:
Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Tác dụng của đông trùng hạ thảo theo Đông y
Theo Đông y, trùng thảo có tính ôn, vị ngọt, tác dụng chủ yếu vào thận và phế (phổi). Các tác dụng cụ thể bao gồm:
- Bồi bổ cơ thể cho người ốm.
- Ích phế, bổ thận.
- Bổ tủy, cầm máu.
- Chữa ho, ho ra máu.
- Điều trị các tình trạng di tinh liệt dương, đau lưng mỏi gối…
Tác dụng của đông trùng hạ thảo theo Tây y
Theo sự nghiên cứu của Tây y, đông trùng hạ thảo có chữa nhiều vitamin (vitamin A, C, E, K, B12), natri, kali, 17 axit amin, axit cordiceptic, cordycepin, hoạt chất HEAA… Nhờ đó, trùng thảo thường được dùng để:
- Tác động tới miễn dịch: Đông trùng hạ thảo có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh và loại bỏ các chất gây hại trong cơ thể. Chính nhờ tác động tới hệ miễn dịch mà khi ghép tạng, nội tạng mới không bị tổn thương do sự đào thải của cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới thận: Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng hàm lượng 17 – ketosteroid và hydroxy – corticosteroid nên được dùng phổ biến để điều trị bệnh thận. Bao gồm các bệnh suy thận mạn, thận tổn thương, suy giảm chức năng.
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Với những trường hợp người bệnh bị tiểu đường, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tim: Đông trùng hạ thảo giúp ổn định nhịp tim, tăng khả năng co bóp lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng suy tim mãn….
- Hỗ trợ điều trị rối loạn sinh lý: Bao gồm các tình trạng suy giảm ham muốn tình dục cho cả nam và nữ.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêm đông trùng hạ thảo cho những người bị ung thư sẽ giúp làm giảm đáng kể kích thước khối u và sự phát triển của tế bào ung thư.
- Bào chế thuốc phòng ngừa HIV/ AIDS: Hoạt chất HEAA trong đông trùng hạ thảo là nguyên liệu cần thiết trong việc bào chế thuốc ngừa HIV/ AIDS.
- Một số tác dụng khác: Tăng sức mạnh cho hệ cơ, xương, khớp, làm chậm quá trình lão hóa, đẩy lùi tình trạng mờ, thâm nám da.
Đông trùng hạ thảo dược liệu quý hiếm
Cách dùng đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo được sử dụng dưới nhiều cách khác nhau để phát huy tác dụng. Đó có thể là các bài thuốc, chế biến lẫn với thực phẩm hoặc ngâm rượu.
Các bài thuốc sử dụng đông trùng hạ thảo
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng đông trùng hạ thảo phổ biến:
Chữa liệt dương, di tinh.
– Chuẩn bị: đông trùng hạ thảo 6g, dâm dương hoặc 8g, ba kích 12g, hà thủ ô 12g.
– Đông trùng hạ thảo tán mịn. Dâm dương hoắc, ba kích, hà thủ ô đem sắc chung với nước tới khi cạn còn 300ml thì dừng lại.
– Bỏ bột đông trùng hạ thảo đã tán vào nước này rồi chia 3 lần uống/ ngày.
- Chữa suy nhược cơ thể, viêm phế quản
- Chuẩn bị: 6g thảo trùng, 6g khoản đông hoa, 8g tang bạch bì, 3g cam thảo, 3g tiểu hồi.
- Thảo trùng tán nhỏ, bỏ bát riêng.
- Sắc lẫn các vị thuốc còn lại với 700ml nước, khi nước cạn còn 200ml thì dừng lại.
- Hòa bột trùng thảo với nước trên và chia uống 3 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Chữa suy nhược thần kinh
- Chuẩn bị: óc lợn 1 cái, 3g trùng thảo.
- Chưng cách thủy óc lợn lẫn với trùng thảo. Tới khi chín thì bỏ ra ăn 2 lần/ ngày.
- Chữa đau lưng, mỏi gối
- Chuẩn bị: 8g đông trùng, chim cút 8 con, gia vị.
- Chim cút trần nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt bỏ ra.
- Chia trùng thảo thành 8 phần bằng nhau rồi bỏ lần lượt vào bụng 8 con chim cút rồi khâu lại.
- Luộc chim cút với gia vị, ninh kỹ trong khoảng 40 phút.
- Đợi khi chín bỏ ra, chia thành các phần nhỏ ăn dần.
- Chữa lao phổi, bệnh phổi nói chung
- Chuẩn bị: 100g thịt gà, 15g sơn dược, 15g đông trùng hạ thảo.
- Tẩm ướp thịt gà, đem luộc cùng sơn dược, trùng thảo với nước tới khi nhừ thì bỏ ra ăn.
- Chữa tiểu đêm, tinh loãng
- Chuẩn bị: 18g đông trùng, 500g thịt da, 15g câu kỳ tử, 40g hoài sơn, chà là 4 quả.
- Thịt dê làm sạch, cắt lát và trưng qua nước để loại bỏ mùi hôi.
- Cho thịt dê, trùng thảo, chà là, câu kỳ tử, hoài sơn vào nước đun trong nôi đất với lửa nhỏ.
- Đun trong khoảng 2 tiếng đồng hồ thì bỏ ra và ăn bình thường.
- Đều đặn thực hiện khoảng 2-3 lần/ tuần sẽ thấy hiệu quả.
- Cải thiện tỳ vị, máu nhiễm mỡ, suy nhược.
- Chuẩn bị: 100g gạo nếp, 20g hoàng kỳ, 20g sơn dược, 3g đông trùng.
- Sắc hoàng kỳ lấy nước, bỏ bã.
- Cho trùng thảo, sơn dược và gạo nếp vào nước hoàng kỳ trên để nấu cháo.
- Cháo này nên ăn vào buổi sáng hoặc tối để phát huy tác dụng tốt nhất.
- Dưỡng nhan, điều hòa âm dương
- Chuẩn bị: 5g trùng thảo, gà ác 1 con, 100g hồ đào đã bỏ hạt, 30g táo đỏ.
- Sau khi làm sạch, ướp gia vị gà ác.
- Cho trùng thảo, bồ đào, táo đỏ, gừng vào nấu chung với nước.
- Khi chín bỏ ra dùng, nên dùng khi còn nóng.
Ngâm rượu đông trùng hạ thảo
Rượu đông trùng hạ thảo
Rượu đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe nếu biết ngâm và dùng đúng cách.
- Ngâm trùng thảo khô với rượu
- Chuẩn bị: Đông trùng hạ thảo 20g, nửa lít rượu trắng 40 độ, bình thủy tinh to dày, có nắp bịt kín.
- Xếp đông trùng hạ thảo vào đáy bỉnh, đổ rượu vào và đậy kín nắp.
- Sau 30 ngày ngâm có thể bỏ ra sử dụng bình thường.
- Ngâm đông trùng hạ thảo với cá ngựa, kỳ tử
- Chuẩn bị: 10g trùng thảo, 50g nhung hươu, 100g tây dương sâm, 1 cặp cá ngựa, 100g kỳ tử, rượu trắng 4l.
- Ngâm tất cả những nguyên liệu trên vào bình thủy tinh rồi đậy kín.
- Rượu ngâm sẽ hiệu quả nhất khi sử dụng sau đó khoảng 3 tháng.
Trên đây là những công dụng của đông trùng hạ thảo và cách dùng hiệu quả. Hãy lưu lại để có thể tận dụng những lợi ích tốt nhất từ loại dược liệu quý giá này nhé!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ