Công dụng của cây cỏ mực là gì? Bài thuốc từ cây cỏ mực có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, chữa chứng suy thận, chống nhiễm trùng và giúp kháng khuẩn hiệu quả.
Vậy cây cỏ mực là cây gì?
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo. Đây là cây thuốc phổ biến của Châu Á.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong cỏ mực có chứa các chất: saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A, vitamin K… Đây là những chất có công dụng cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, dưỡng da, đen tóc.
Còn theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, vào 2 kinh Can và Thận. Nó có tác dụng bổ thận âm, lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu), thanh can nhiệt, làm đen râu tóc…
Trong dân gian, cỏ mực thường được dùng để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, chảy máu cam…bằng cách giã nát cỏ mực, vắt lấy nước uống.
Vậy công dụng của cỏ mực là gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Công dụng của cây cỏ mực
Cây cỏ mực là một loại dược liệu quý, nó có công dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý dưới đây:
Cây cỏ mực tốt cho gan
Cây cỏ mực là một phương thuốc chữa bệnh gan. Đồng thời là một phương thuốc bồi bổ cho gan cực kì hiệu quả. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm tương đương trên cơ thể động vật.
Do đó, bạn có thể tham khảo các bài thuốc làm từ cỏ mực để chữa các bệnh lý liên quan đến gan .
Chữa bệnh suy thận
Theo y học cổ truyền cỏ mực có vị chua, tính hàn giúp thanh nhiệt, bồi thận âm, giúp ổn định chức năng của thận.
Để cải thiện chức năng thận. Các bạn nên sử dụng cỏ mực kết hợp với đậu đen lòng xanh. Ngoài ra, uống nước đậu đen và cỏ mực rất tốt cho sức khỏe.
Trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật có thể kết hợp với vị thuốc kim tiền thảo để làm tan sỏi, giúp thận phục hồi các chức năng bị suy giảm.
Tác dụng kháng vi sinh vật
Theo nhiều nghiên cứu, các thành phần hóa học có trong cỏ mực có công dụng giống như một loại thuốc chống nhiễm trùng, giúp kháng khuẩn.
Vì thế, với những bệnh nhân bị mắc vi khuẩn khác nhau, bao gồm khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn vàng… chị em có thể dùng để điều trị bệnh.
Giúp giảm đau
Nhờ thành phần hóa học có chứa tinh chất ethanol và ancaloit- là chất cần thiết để làm giảm các cơn đau đột ngột.
Chính vì vậy, nếu như không thể dùng thuốc để làm giảm đâu vì những lý do bất khả kháng. Các bạn có thể áp dụng các bài thuốc trị chứng đau răng từ cỏ mực.
Trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một căn bệnh rất bất tiện và gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống bình thường của bệnh nhân.
Nếu chị em bị mắc bệnh này, quá trình mang thai sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, chị em nên có biện pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Cây cỏ mực là bài thuốc dân gian rất hiệu nghiệm trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Không chỉ có tác dụng làm giảm sưng, tiêu viêm, diệt vi khuẩn ở hậu môn trực tràng. Cây cỏ mực còn làm giảm tình trạng xuất huyết ở búi trĩ.
Ngoài ra, cỏ mực còn có công dụng làm giảm bớt các tổn thương do bệnh trĩ gây ra. Giúp cải thiện phần hậu môn – trực tràng cho người bệnh.
Trị đau dạ dày
Với đặc tính ngọt hơi chua, có tính hàn. Cho nên cỏ mực có khả năng cầm máu, giải độc, cải thiện chức năng gan thận tốt. Vì vậy, cỏ mực là một phương thuốc dân gian hiệu nghiệm dùng để điều trị các bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày…
Trong Y học hiện đại, thành phần hóa học của cỏ mực chứa nhiều chất như tanin, flavonozit, carotene… Là những chất có vai trò quan trọng trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày.
Dùng cỏ mực để chữa bệnh dạ dày sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, cỏ mực còn hạn chế được tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn. Đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng chảy máu dạ dày.
Chữa các bệnh về đường hô hấp
Thân và lá nhọ nhồi có chứa chất làm tan đờm. Vì thế, nó thường được dùng để hỗ trợ điều trị các cơ ho dai dẳng do cảm lạnh, cúm bệnh hoặc các cơn ho xung huyết, các đợt nhiễm trùng ngực.
Với khả năng kháng vi sinh vật hiệu quả. Nhọ nồi sẽ loại bỏ nhiễm trùng trong quá trình làm dịu đường niêm mạc phổi họng.
Làm đen tóc
Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần cây nhọ nồi có chứa chất methanol – yếu tố thúc đẩy giúp tóc mọc và phát triển tốt.
Chính vì vậy, cỏ mực được xem như một loại cỏ “tiềm năng” . Có thể giúp kích thích mọc tóc, làm đẹp, đen tóc một cách tự nhiên, an toàn.
Phòng ngừa ung thư
Cây thuốc này đã được các nhà thực vật học nghiên cứu như một dược phẩm. Có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh ung thư.
Trong một vài trường hợp, cỏ mực thực sự đã có tác động đáng kể đến việc chống ung thư. Chiết xuất cồn trong thành phần từ lá cũng có tác dụng kiềm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Đồng thời loại bỏ các tác động của chúng trên cơ thể người.
Hơn nữa, các thành phần có trong cỏ mực còn tác động làm vỡ các phân tử ADN. Mục đích là để loại bỏ sự sống của tế bào ung thư.
Làm giảm nhiễm trùng bàng quang
Với số lượng chất chống vi khuẩn lớn có trong cây nhọ nồi. Loài thảo dược này thường được dùng trong các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị các chứng bệnh liên quan đến bàng quang. Ngoài ra cỏ mực còn có tác dụng lợi tiểu.
Tốt cho mắt
Cỏ mực là loại thực vật giàu carotene. Đây là chất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Theo y học cổ truyền, cỏ mực có khả năng làm vô hiệu hóa các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do ở mắt. Vì thế, nó thường được dùng để điều trị các bệnh lý về mắt như: bệnh thoái hóa mắt; đục thủy tinh thể.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Cây nhọ nồi giúp giảm huyết áp và chỉ số cholesterol của cơ thể. Do đó, nhọ nồi thường được pha thành nước uống và sử dụng hàng ngày dành cho các bệnh nhân mắc các chứng về tim mạch.
Ngoài ra, người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý này cũng có thể sử dụng cỏ mực như một biện pháp phòng ngừa an toàn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của cây cỏ mực. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích cho quý độc giả. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe sinh sản. Hãy Click khung chat phía dưới, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp bạn.