Nhiệt miệng và các triệu chứng khó chịu của nó là điều quen thuộc với nhiều người. Thậm chí ở một số trường hợp, tình trạng nhiệt miệng còn diễn ra khá thường xuyên. Vậy cách chữa nhiệt miệng tại nhà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là gì
Nhiệt hay loét miệng là tên gọi của tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ ở bên trong vùng miệng, trong má hoặc dưới môi. Các vết loét này thường có màu trắng, vàng hay đỏ nhưng không lây lan sang người khác.
Nhiệt miệng gây nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và nói năng cho những ai gặp phải. Vì thế, việc hấp thụ dinh dưỡng sẽ trở nên khó khăn hơn. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiệt miệng với các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Hiện tại, các nguyên nhân gây nhiệt miệng vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, đa số đều đồng tình rằng tình trạng này thường có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:
- Tổn thương miệng từ ngoại cảnh: Bao gồm việc đánh răng mạnh quá mức, cắn vào mặt trong của má, môi khi ăn, nói hay do tai nạn khi chơi thể thao đều có thể dẫn tới nhiệt miệng.
- Thức ăn nhạy cảm: Việc tiêu thụ một số thức ăn nhạy cảm cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Cụ thể đó là các loại café, dâu tây, soocola hay các đồ ăn cay nóng, có nhiều vị chua.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Thiếu sắt, axit folic, kẽm hay vitamin B12…trong thời gian dài cũng sẽ làm miệng có các vết loét của nhiệt.
- Một số nguyên nhân khác: Dị ứng với vi khuẩn trong miệng, vi khuẩn Helicpbacter pylori, tâm lý căng thẳng (stress) hay thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có triệu chứng như thế nào?
Thông thường, các triệu chứng của nhiệt miệng xuất hiện rất điển hình. Mỗi người đều có thể tự nhận biết bằng cảm giác khó chịu trong miệng và quan sát các vết loét bằng mắt.
Cụ thể, nhiệt miệng có các triệu chứng như sau:
- Miệng có vết loét bầu dụng, kích thước nhỏ.
- Miệng có cảm giác đau đớn, nhất là khi nói, khi nhai nuốt.
- Có cảm giác ngứa, sưng trong miệng.
- Hơi thở có mùi.
- Nổi hạch ở góc hàm.
Ở một số trường hợp, các vết nhiệt có thể hình thành lên ổ áp xe nông. Các triệu chứng cũng sẽ nghiêm trọng hơn và người bệnh có thể cần tới cơ sở y tế để tìm gặp bác sĩ.
- Số lượng các vết loét nhiều.
- Sốt cao.
- Tiêu chảy.
- Phát ban.
- Đau đầu.
- Tiêu hóa kém.
Triệu chứng nhiệt miệng
Chẩn đoán và cách điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng được chẩn đoán đơn giản, căn cứ vào các mô tả của người bệnh và quan sát bằng mắt. Việc xét nghiệm sẽ không thực sự cần thiết, trừ khi bác sĩ phát hiện thấy một số vấn đề khác về sức khỏe.
Điều trị nhiệt miệng tại nhà
Với những trường hợp nhiệt miệng thông thường, không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị ở nhà với nhiều phương pháp hiệu quả khác nhau.
- Súc miệng nước ấm: Nước ấm pha với baking soda, lô hội sẽ giúp làm lành vết loét nhanh chóng. Cụ thể, mỗi ngày chỉ cần súc miệng với hỗn hợp này 1 lần, mỗi lần 10 giây là được. Ngoài ra cũng có thể thay thế bằng nước muối loãng.
- Chườm lạnh: Cái lạnh sẽ giúp giảm viêm và làm giảm tình trạng sưng nóng. Theo đó, người bệnh chỉ cần đặt đá nhỏ lên vết loét sẽ thấy hiệu quả.
- Sử dụng nước củ cải: Nước ép củ cải trắng hòa cùng nước lọc cũng là cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả. Cụ thể, 300g củ cải trắng ép lấy nước rồi hòa cùng nước lọc để súc miệng 3 lần/ ngày là được.
- Nước khế chua: Khế chua giã nát rồi đun sôi cùng nước rồi dùng để ngậm và nuốt dần. Một ngày có thể làm từ 2-3 lần, axit trong khế sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh vết loét nhanh chóng.
- Túi trà lọc: Túi trà lọc không nên bỏ đi vì với những người bị nhiệt, đây là cách điều trị hiệu quả. Theo đó, sau khi sử dụng, hãy đắp túi trà vào vết thương để tiêu viêm, giảm đau.
- Bôi mật ong: Mật ong trộn lẫn cùng bột nghệ rồi bôi vào chỗ nhiệt miệng sẽ thấy vết loét lành nhanh chóng.
- Nước đỗ đen: Đỗ đen sau khi rang lên và ninh kỹ. Dùng nước này để uống hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng nhiệt miệng giảm đi đáng kể.
Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh nếu có điều kiện cũng nên sử dụng nhiều hơn nước rau má, nước ngô. Đặc biệt, nên kiêng các gia vị cay nóng như tỏi, gừng, tiêu, các loại thịt nóng như thịt chó.
Cách trị nhiệt miệng tại nhà
Điều trị nhiệt miệng tại cơ sở y tế
Trường hợp nhiệt miệng gây ra các ổ áp xe trong miệng và gây loét miệng nghiêm trọng thì rất có thể sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn huyết. Lúc này, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được chỉ định kháng sinh đồ phù hợp.
Lúc này, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc bôi dạng mỡ như: hydrogen peroxide, fluocionide, benzocaine…
- Thuốc dạng súc miệng corticosteroid.
- Các viên uống bổ sung vitamin B6, B12 và axit folic, sắt, kẽm.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý sức miệng bằng baking soda, nước muối và thao thêm một lượng nhỏ kem magie để vết loét nhanh liền hơn.
Phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?
Cách phong tranh nhiệt miệng
. Theo các chuyên gia y tế, việc phòng ngừa nhiệt miệng không hề phức tạp với các chú ý như:
- Không đánh răng quá mạnh.
- Làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tránh để tâm lý căng thẳng, stress.
- Súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Tránh xa các đồ ăn cay nóng, các món xào, chiên nhiều dầu mỡ.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
Thực tế, nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều đau đớn. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã có thêm các thông tin cần thiết để bệnh được nhanh chóng “đẩy lùi” các vết loét khó chịu. Từ đó, sức khỏe răng miệng luôn được bảo vệ tốt nhất!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ