Bỏ thai bằng thuốc là một biện pháp được nhiều chị em sử dụng khi lỡ mang thai ngoài ý muốn. Biện pháp này có hiệu quả cao, xong cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Vậy bỏ thai bằng thuốc là gì? Đâu là những hệ lụy của việc bỏ thai bằng thuốc? Sau khi bỏ thai bằng thuốc cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu các bài viết sau!
Bỏ thai bằng thuốc là gì?
Bỏ thai bằng thuốc là biện pháp làm ngừng sự phát triển của thai nhi trong bụng, và đẩy nó ra ngoài bằng cách sử dụng viên thuốc phá thai. Khi muốn phá thai bằng cách này, thai phụ phải dùng phối hợp hai loại thuốc Mifepristone và Misoprostol.
Cụ thể, đầu tiên thai phụ được cho uống một viên thuốc mifepristone. Công dụng của thuốc sau khi vào cơ thể là ngăn chặn thai nhi bám vào thành tử cung nhờ ức chế hoóc-môn progesterone. Vì lý do đó, thai nhi sẽ không sống sót được và ngừng phát triển. Sau hai ngày, bác sĩ lại tiếp tục cho thai phụ uống viên thuốc misoprostol. Dưới tác dụng của thuốc, tử cung co bóp mạnh hơn để đẩy thai nhi ra ngoài, khiến chị em bị chảy máu như máu kinh.
Bỏ thai bằng thuốc mang lại hiệu quả cao, xong chỉ được dùng cho những đối tượng thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thai nhi đã di chuyển vào trong tử cung.
- Thai nhi có kích thước dưới 0,5 mm, tức là nhỏ hơn 7 tuần tuổi.
- Thai phụ không bị mắc bệnh huyết áp, tim mạch, hen suyễn, bệnh phụ khoa, bệnh nội khoa…
Dấu hiệu bỏ thai bằng thuốc thành công
Sau khi bỏ thai bằng thuốc, nếu thành công bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Ra máu âm đạo trong vài ngày: Thuốc phá thai có tác dụng khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra, mang theo thai nhi ra ngoài, nên bạn sẽ bị chảy máu âm đạo. Tính chất của nó tương tự như máu kinh, bên trong có lẫn cục máu đông. Lượng máu sẽ giảm dần trong từ năm tới bảy ngày.
- Đau vùng bụng dưới: Cơn đau này do sự co bóp của tử cung gây ra.
- Lên cơn sốt nhẹ và ớn lạnh: Đây là phản ứng bình thường của cơ thể trước dược lực của thuốc phá thai, nên bạn không cần quá lo lắng.
- Tiêu chảy, buồn nôn và nôn: Đây cũng là phản xạ của cơ thể dưới tác dụng của thuốc.
- Thử thai thấy que lên 1 vạch: Điều này chứng tỏ bạn đã bỏ thai thành công, khiến nồng độ HCG trong nước tiểu giảm xuống.
Tuy nhiên nếu thấy các triệu chứng trên trở nên bất thường thì bạn cần lưu ý. Có khả năng việc phá thai không thành công. Lúc này bạn nên kiểm tra tại cơ sở y tế để xác định cụ thể tình trạng của mình.
Bỏ thai bằng thuốc và những hệ lụy
Tuy dùng thuốc phá thai đem lại hiệu quả cao nhưng biện pháp này cũng gây ra những hệ lụy không mong muốn, đặc biệt khi lạm dụng thuốc. Đó là những hệ lụy như:
Gây ra tác dụng phụ
Thuốc phá thai có nhiều tác dụng phụ với cơ thể. Ví dụ như gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, ớn lạnh, lên cơn sốt… Trong thuốc phá thai cũng có chứa hormone sinh dục nên có thể làm rối loạn nội tiết tố và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Viêm nhiễm phụ khoa
Thuốc phá thai khiến chị em phụ nữ ra máu trong những ngày đầu. Nếu vệ sinh cá nhân không tốt, có thể dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa.
Chảy máu kéo dài, băng huyết
Uống thuốc phá thai cũng xuất hiện triệu chứng giống như sảy thai tự nhiên. Biện pháp này khiến thai phụ ra máu nhiều, nếu không cẩn thận còn có thể bị băng huyết. Băng huyết để lâu khiến thai phụ bị đe dọa tính mạng. Với trường hợp nhẹ cũng làm thai phụ bị hôn mê, ngất xỉu hoặc thiếu máu.
Dị tật thai nhi
Nếu bỏ thai bằng thuốc không thành công, thai nhi vẫn sống và phát triển trong cơ thể thì có thể bị dị tật thai nhi. Khi đó bạn buộc phải dùng biện pháp tránh thai khác để bỏ thai.
Ảnh hưởng tới người mang thai ngoài tử cung
Với những người mang thai ngoài tử cung, việc phá thai bằng thuốc thường không thành công. Lúc này thai lớn có khả năng sẽ làm vỡ vòi trứng, tử cung, đe dọa tính mạng thai phụ.
Sau khi bỏ thai bằng thuốc cần lưu ý gì?
Sau khi bỏ thai bằng thuốc, cho dù thành công bạn vẫn cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, khi vệ sinh vùng kín không thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên cho tới khi âm đạo không còn ra máu.
- Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như trứng, sữa, thịt bò, thịt nạc, các loại rau xanh và hoa quả…
- Không mang vác đồ nặng, hạn chế lao động.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Trong thời gian đầu kiêng quan hệ tình dục. Khi sức khỏe vùng kín đã phục hồi, nếu quan hệ cần sử dụng biện pháp tránh thai.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về biện pháp bỏ thai bằng thuốc. Hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ cách sử dụng, những rủi ro có thể xảy ra và những lưu ý khi dùng thuốc phá thai trước khi thực hiện biện pháp này.
>> Chat với bác sĩ
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ