Viêm tinh hoàn do quai bị có gây vô sinh không?
Viêm tinh hoàn do quai bị có gây vô sinh không là lo ngại của nhiều quý ông. Đây là biến chứng nguy hiểm, 20 – 30% nam giới mắc quai bị sau dậy thì gặp phải. Bệnh cần được khám và điều trị sớm, nếu không biến chứng này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản của nam giới.
Viêm tinh hoàn do quai bị có gây vô sinh không?
Theo ThS.BS Lê Đỗ Nguyên, Trưởng khoa Nam học – Tiết niệu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, không ít bệnh nhân từng mắc bệnh quai bị phát sinh biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến tình trạng teo tinh hoàn. Họ rất lo lắng không biết teo tinh hoàn có chữa được không? Và viêm tinh hoàn do quai bị có gây vô sinh không?
Phần lớn viêm tinh hoàn được điều trị sớm có thể bình phục hoàn toàn không để lại biến chứng. Tuy nhiên, khoảng 30% nam giới mắc viêm tinh hoàn do quai bị phát sinh di chứng teo tinh hoàn. Ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng và sản sinh testosterone nội sinh. Cũng theo Bác sĩ Nguyên, nếu chỉ teo tinh hoàn ở một bên, bên còn lại vẫn phát triển bình thường thì quý ông hoàn toàn có thể có con. Vì vậy, quý ông bị viêm tinh hoàn do virus quai bị không đồng nghĩa với chắc chắn vô sinh. Ngược lại, nam giới teo 2 bên tinh hoàn phải đối mặt với nguy cơ vô sinh nam giới rất lớn.
Bệnh nhân mắc quai bị cần đến các trung tâm y tế để nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ. Tránh tình trạng biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới.
Biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị cũng tác động trực tiếp đến khả năng sinh tinh ở nam giới. Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng là “di chứng” đáng tiếc nhất khi phái mạnh mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, khi triệu chứng viêm tinh hoàn đã giảm bớt, quý ông nên đến cơ sở y tế chuyên khoa nam học hoặc hỗ trợ sinh sản nam để kiểm tra lại về khả năng sinh tinh. Trong một số trường hợp, có thể đề xuất với bác sĩ để lưu trữ tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm đáng kể.
Bên cạnh viêm tinh hoàn, virus quai bị cũng lây lan và viêm nhiễm ở các bộ phận sau:
- Vòi trứng và buồng trứng gây tắc nghẽn vòi trứng
- Viêm tụy cấp
- Viêm màng não
- Mất thính lực và viêm não (biến chứng hiếm gặp)
Mối quan hệ giữa viêm tinh hoàn và quai bị
2.1. Từ quai bị đến biến chứng viêm tinh hoàn
Quai bị có tên gọi khác là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, phổ biến đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh được gây ra bởi virus Mumps thuộc họ Paramyxoviridae và có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Ngay cả khi chưa có triệu chứng vẫn lây nhiễm bình thường, thậm chí lây cho người khỏe cả khi người bệnh đã bình phục.
Biến chứng nghiêm trọng nhất của quai bị là viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn nam giới – Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn số 1 ở nam giới. Ở trẻ em, viêm tinh hoàn sau khi mắc quai bị rất phổ biến với triệu chứng đặc trưng. Cụ thể, tinh hoàn người bệnh sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu phù nề, căng, bóng đỏ.
Nguyên nhân viêm tinh hoàn do quai bị xuất phát từ việc cơ thể nhiễm bệnh hoạt động quá mức sẽ tiêu hao năng lượng, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Virus có mặt ở tuyến nước bọt và vùng lân cận lây lan đến tinh hoàn và tụy tạng. Khi đã xâm nhập vào tinh hoàn, virus sẽ tác động vào tế bào sinh tinh, gây phình nề và xơ hóa ống sinh tính.
2.2. Teo tinh hoàn do quai bị – Biến chứng gây vô sinh ở nam giới
Viêm tinh hoàn do quai bị là tình trạng viêm đặc hiệu, gây sưng và đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Đây là một biến chứng phổ biến sau khi mắc bệnh quai bị ở nam giới. Tinh hoàn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thực hiện chức năng sản xuất tinh trùng và testosterone của nam giới. Nếu viêm tinh hoàn gây teo tinh hoàn, có thể làm giảm sản xuất tinh trùng và testosterone, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nam giới.
ThS.BS Lê Đỗ Nguyên khuyến cáo, hiện chưa có loại thuốc đặc trị cho viêm tinh hoàn do quai bị. Do đó, nam giới cần duy trì vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, nếu chưa tiêm vaccin quai bị, cần tiêm sớm để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó nhanh chóng nhân lên ở khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Trong vòng 10-15 ngày, virus lan tỏa qua các bộ phận khác trong cơ thể. Đặc biệt là tinh hoàn, gây tổn thương và làm phình nề cũng như xơ hoá các ống sinh tinh.
Mỗi tinh hoàn có từ 400-600 ống sinh tinh suốt đời. Vì vậy nếu virus tấn công và gây xơ hoá kéo dài, có thể để lại những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Tổn thương và xơ hóa ống sinh tinh thời gian dài sẽ gây vô sinh. Ngoài ra, khi tổn thương ở ống sinh tinh, nam giới dễ bị chấn thương từ những va chạm nhẹ trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như đi lại nhiều hoặc ngồi ép,…
Triệu chứng viêm tinh hoàn do quai bị
Thông thường, người mắc viêm tinh hoàn do quai bị cấp tính trải qua các triệu chứng sau:
- Tinh hoàn sưng to hơn bình thường (gấp 2 – 3 lần)
- Đau ở vùng bìu
- Mào tinh dày bất thường
- Sốt cao và cảm giác mệt mỏi.
Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ phát triển thành biến chứng mãn tính sẽ tăng cao. Lúc đó, cơn đau không chỉ giới hạn ở vùng bìu mà còn lan rộng đến bộ phận sinh dục, háng và phần bụng dưới.
Sau khi mắc bệnh viêm tinh hoàn do quai bị, khoảng 30% bệnh nhân phát sinh teo tinh hoàn. Teo tinh hoàn ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Đó là lý do viêm tinh hoàn do quai bị gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Điều trị viêm tinh hoàn do quai bị
Hiện nay, việc điều trị viêm tinh hoàn vẫn chưa có loại thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng, giảm đau và kháng viêm. Khi bệnh nhân có dấu hiệu của viêm tinh hoàn, quá trình điều trị sẽ được theo dõi thông qua các xét nghiệm đo nồng độ hormone và tinh dịch.
Trong lúc điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ và chỉ định của bác sĩ. Nên nghỉ ngơi khi tinh hoàn còn sưng và đau, đồng thời sử dụng quần lót chuyên dụng để giữ tinh hoàn, hạn chế di chuyển khi tình trạng viêm vẫn còn.
Thông thường, teo tinh hoàn do quai bị chỉ xảy ra ở một bên. Nếu teo 2 bên, nam giới rất dễ bị vô sinh. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật và vi phẫu để tìm tinh trùng.
Điều trị viêm tinh hoàn do quai bị không hướng đến chữa trị. Các bác sĩ chỉ tập trung kiểm soát triệu chứng. Về thời gian hồi phục, thông thường các biểu hiện của bệnh sẽ tự giảm đi sau khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Bệnh nhân có thể được theo dõi qua các xét nghiệm như nồng độ hormone và tinh dịch đồ.
Khi tự chăm sóc tại nhà, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp như:
- Nghỉ ngơi đúng cách khi tinh hoàn còn sưng và đau.
- Sử dụng quần lót để giữ tinh hoàn.
- Hạn chế chấn thương khi di chuyển.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp bệnh tiến triển đến mức không khả năng sinh tinh, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa nam khoa để điều trị vô sinh và lưu trữ tinh trùng.
Cách phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn sau quai bị
Để phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn quai bị, người bệnh cần:
- Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
- Đeo khẩu trang tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh quai bị.
- Duy trì sạch sẽ môi trường xung quanh như nhà ở, nơi học tập và nơi làm việc.
Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, và người trưởng thành chưa có miễn dịch, cần tiêm vaccine phòng ngừa quai bị. Hiện nay, vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. MMR II được khuyến cáo cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, theo lịch trình tiêm cụ thể như sau:
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: Khi trẻ 4 – 6 tuổi, cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Trẻ từ 7 tuổi và người lớn:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: Cách mũi đầu ít nhất 30 ngày.
- Phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Viêm tinh hoàn do quai bị có gây vô sinh không? Đây là căn bệnh gây vô sinh hàng đầu ở nam giới nếu không điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bệnh nhân điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh chưa có thuốc đặc trị. Do đó, cần có phương pháp phòng ngừa hiệu quả bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh; không tiếp xúc với người nhiễm bệnh và tiêm vacxin ngừa bệnh quai bị.