Viêm lộ tuyến là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đốt viêm lộ tuyến là phương pháp phổ biến để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây sẹo ở cổ tử cung và ảnh ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này của nữ giới. Vậy viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Thắc mắc này của chị em sẽ được các bác sĩ giải đáp chi tiết trong nội dung!
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG
Trước khi trả lời thắc mắc “viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh viêm lộ tuyến. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là viêm nhiễm ở những tế bào tuyến trong cổ tử cung phát triển lan ra bên ngoài. Khi phần tế bào này mọc tràn ra bên ngoài gây ra tăng tiết dịch ở cổ tử cung. Điều này khiến vùng cổ tử cung luôn ẩm ướt và trở thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus và nấm phát triển. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến thường gặp ở những người đã quan hệ tình dục nhiều năm hoặc đã sinh sản. Những người quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ với nhiều người, lạm dụng nạo phá thai sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung phát triển qua 3 giai đoạn bao gồm:
- Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh, diện tích bị viêm nhiễm bằng 1/3 diện tích của tử cung.
- Cấp độ 2: Bệnh nặng hơn khi diện tích viêm nhiễm từ 1/3 đến 2/3 diện tích cổ tử cung.
- Cấp độ 3: Đây là mức độ nặng nhất của bệnh khi diện tích viêm nhiễm chiếm 2/3 diện tích của tử cung.
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung mức độ nhẹ thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên viêm nhiễm nặng và lan rộng thường phải điều trị bằng phương pháp đốt.
>>Xem thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
ĐỐT VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Đốt viêm lộ tuyến là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần điều trị vùng viêm nhiễm và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đây là phương pháp chỉ được áp dụng tại những cơ sở y tế chuyên khoa, đảm bảo điều kiện kỹ thuật.
Những trường hợp được áp dụng điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp đốt là:
- Viêm lộ tuyến đã phát triển ở mức độ nặng cấp độ 2 cấp độ 3, vùng tổn thương đã bắt đầu lan nhanh.
- Đã điều trị bằng phương pháp đặt thuốc mà không có hiệu quả.
- Người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng chứng nghiêm trọng của bệnh như: chảy máu âm đạo, thường xuyên đau khi đi tiểu tiện và khi quan hệ tình dục.
Để biết tình trạng bệnh của mình có phải đốt hay không, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
ĐỐT VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
Đốt viêm lộ tuyến ở cơ sở y tế không đảm bảo, không có bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ ít kinh nghiệm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Những vấn đề này không chỉ khiến bệnh nặng hơn, mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
Cụ thể, những ảnh hưởng của việc đốt viêm lộ tuyến không đảm bảo là:
- Gây đau đớn trong quá trình điều trị. Cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày sau khi điều trị.
- Cổ tử cung chảy máu bất thường.
- Nhiễm trùng âm đạo cổ tử cung và tử cung.
- Vết đốt hình thành sẹo ở cổ tử cung. Sẹo này sẽ gây chít hẹp cổ tử cung, làm tắc kinh nguyệt, gây đau bụng dữ dội.
- Ngoài ra, sẹo ở cổ tử cung còn làm ảnh hưởng đến sự co dãn của tử cung trong thời gian mang thai. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
Tóm lại đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung không đảm bảo tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.
CÓ NÊN ĐỐT VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG KHÔNG?
Như đã chia sẻ ở trên của XadanClinic, đốt viêm lộ tuyến có thể gây ra nhiều ảnh hưởng thậm chí biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy rất nhiều người lo lắng “viêm lộ tuyến có nên đốt không?
Giải đáp thắc mắc này; các bác sĩ cho biết tùy thuộc vào mức độ viêm lộ tuyến mà bác sĩ sẽ quyết định có đốt hay không. Nếu vùng viêm nhiễm lan nhanh và có nguy cơ gây ra biến chứng; thì bác sĩ chắc chắn sẽ áp dụng phương pháp này. Đốt viêm lộ tuyến sẽ ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng hạn chế nguy cơ tiến triển thành ung thư và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nói chung đốt viêm lộ tuyến sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Sau điều trị, người bệnh không chăm sóc đúng cách hoặc không thực hiện phòng bệnh thì bệnh vẫn có thể tái phát.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỐT VIÊM LỘ TUYẾN HIỆN NAY
Hiện nay, đốt viêm lộ tuyến được thực hiện bằng hai phương pháp là đốt điện và đốt laser:
Đốt điện: Phương pháp này sử dụng dòng điện cao tần để tác động đến vùng viêm nhiễm; nhằm tiêu diệt vi khuẩn và điều trị tổn thương.
Đốt laser: Tia laser được chiếu thẳng vào vùng viêm nhiễm nhằm đốt cháy các vi khuẩn gây bệnh và điều trị những biến chứng do viêm nhiễm gây ra.
Lưu ý trước khi tiến hành đốt viêm lộ tuyến:
- Trước khi tiến hành đốt; bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra sức khỏe để đảm bảo người bệnh có đủ điều kiện thực hiện đốt viêm lộ tuyến.
- Người bị tiểu đường sẽ được kiểm tra nồng độ đường huyết trước khi đốt.
- Đốt viêm lộ tuyến có thể gây chảy máu; do đó người bệnh cần ngừng dùng các loại thuốc có nguy cơ chảy máu.
Giai đoạn tiến hành
Bác sĩ sẽ gây tê ở gần cổ tử cung để đảm bảo việc đốt viêm lộ tuyến có gây đau cho người bệnh. Sau đó, bác sĩ đưa siêu âm đầu dò vào để quan sát tử cung nhằm xác định vị trí và diện tích đốt.
Sau khi đốt viêm lộ tuyến; vùng kín sữa tiết ra dịch màu nâu; đôi khi có thể chảy máu. Sao khoảng 1 – 2 tuần, vảy ở cổ tử cung sẽ bong tróc ra dẫn đến chảy máu nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình làm lành vết đốt; nó diễn ra trong khoảng h vài tuần. Bạn cần chú ý nếu có những hiện tượng bất thường như chảy máu quá nhiều và đau bụng thì cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
ĐIỀU TRỊ VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO HIỆU QUẢ
Hiện nay y học đã rất phát triển và việc điều trị viêm lộ tuyến ngày càng hiệu quả hơn. Trong đó phương pháp sóng cao tần số RFA được coi là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng dòng điện xoay chiều để phá hủy những tế bào bị tổn thương; làm mất nước và khiến chúng hoại tử. Từ đây các tế bào mới sẽ được hình thành; giúp cổ tử cung trở lại trạng thái bình thường.
Cơ chế điều trị của phương pháp sóng cao tần số xâm lấn tối thiểu. Vì vậy phương pháp này ít gây tổn thương đến tử cung so với các phương pháp truyền thống khác. Cụ thể những ưu điểm khi đốt viêm lộ tuyến bằng sóng RFA là:
- Hạn chế tối đa đau đớn trong quá trình điều trị.
- Không gây chảy máu; hạn chế hình thành sẹo ở cổ tử cung. Do đó, nó không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người bệnh.
- Thời gian điều trị nhanh chóng; chỉ khoảng 15 đến 20 phút.
- Hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
- Vùng điều trị ít có nguy cơ bị nhiễm trùng; do đó cũng hạn chế bệnh tái phát.
Nếu bạn đang có mong muốn đốt viêm lộ tuyến nhưng lo lắng những ảnh hưởng của phương pháp này; bạn rất nên tham khảo phương pháp đốt viêm lộ tuyến bằng sóng RFA.
CHĂM SÓC SAU KHI ĐỐT VIÊM LỘ TUYẾN
Bên cạnh việc thắc mắc “viêm lộ tuyến có nên đốt không” thì chị em cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc sau khi đốt viêm lộ tuyến. Đây là điều rất quan trọng để vết đốt nhanh hồi phục; hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và tái phát bệnh.
Theo đó bạn nên thực hiện những lời khuyên sau:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đúng cách, không thụt rửa sâu trong âm đạo.
Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết đốt lành lại hoàn toàn; thường là sau đó từ 1 đến 2 tháng.
Hạn chế làm việc nặng; bê vác nặng vì sẽ gây tác động đến vết thương và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Có chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên ăn nhiều rau xanh trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất. Một số món ăn thích hợp để vết thương nhanh chóng phục là: Thực phẩm giàu Omega 3; các loại thịt đỏ cung cấp protein, sắt… Trong những ngày đầu; hãy ăn những món mềm để cơ thể dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn: đồ cay nóng; đồ uống có cồn; chất kích thích đồ có ga hoặc thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Đây đều là những thực phẩm không tốt cho quá trình lành vết thương.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin về bệnh viêm lộ tuyến và phương pháp điều trị. Hi vọng qua đây bạn đã tự trả lời được câu hỏi “viêm lộ tuyến có nên đốt không” và có quyết định phù hợp để điều trị căn bệnh này sớm nhất.