Bệnh viêm đường tiết niệu thường gây ra những triệu chứng rất khó chịu như tiểu tiện nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt và đau rát niệu đạo. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục của người bệnh. Vậy bệnh viêm đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu là gì? Phương pháp điều trị chứng bệnh này như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu, do các tác nhân như vi khuẩn, nấm và virus gây ra. Bất kỳ cơ quan nào của đường tiết niệu đều có thể bị viêm nhiễm bao gồm bàng quang, niệu đạo, niệu quản, thận. Trong đó phổ biến nhất diễn là viêm nhiễm ở bàng quang và niệu đạo.
Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ bị mắc bệnh viêm niệu đạo, tuy nhiên nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới 8 lần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nữ giới khi có đường tiết niệu ngắn hơn nam giới và niệu đạo ở gần hậu môn và âm đạo hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người đã mắc bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như thận, sỏi thận sẽ có nguy cơ bị chứng bệnh này cao hơn bình thường.
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể được chia thành
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên và nhiễm trùng đường tiết niệu dưới
- Đã gây ra biến chứng hay chưa
- Đã tái phát nhiều lần hay chưa.
Nguyên nhân bị bệnh viêm đường tiết niệu
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Tác nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này là vi khuẩn trong đó, chủ yếu là vi khuẩn E coli. Vi khuẩn này thường di chuyển từ ruột già xuống hậu môn và tấn công vào đường tiết niệu. Do hậu môn của nữ giới gần với đường tiết niệu nên đây chính là nguyên nhân khiến nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn nam giới.
Ngoài ra vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua việc thực hiện các thủ thuật ngoại khoa như đặt ống thông tiểu. Một số trường hợp bị sỏi tiết niệu hoặc dị tật bẩm sinh khiến vi khuẩn bị tắc nghẽn trong đường tiết niệu và cũng gây ra viêm nhiễm. Quan hệ tình dục không an toàn cũng khiến vi khuẩn lây nhiễm và gây ra căn bệnh này.
Yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiết niệu
Chúng ta đã biết vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này:
Thói quen vệ sinh vùng kín
Việc vệ sinh vùng kín hàng ngày vô cùng quan trọng để loại bỏ các vi khuẩn tại vùng kín. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn rất dễ tấn công vào đường tiết, niệu quản niệu đạo và gây viêm đường tiết niệu. Ngoài ra sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH không thích hợp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Quan hệ tình dục
Nhiều người có thói quen sử dụng các đồ chơi tình dục để thủ dâm. Tuy nhiên do không đảm bảo vệ sinh, họ rất dễ bị viêm nhiễm nam khoa nói chung và các bệnh viêm đường tiết niệu là riêng.
Nhịn tiểu
Rất nhiều người có thói quen nhịn tiểu mà không biết rằng điều này sẽ khiến các chất độc hại lắng cặn trong thận và có thể hình thành sỏi trong thận. Vi khuẩn lưu trữ trong thận lâu sẽ dễ gây ra viêm thận.
Uống ít nước
Uống quá ít nước cũng gây khó khăn cho việc bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi các chất độc lặng trong hệ tiết niệu không được đào thải ra ngoài sẽ dẫn đến sỏi và viêm nhiễm.
Yếu tố giới tính
Nữ giới có nguy cơ bị viêm niệu đạo cao hơn nam giới do có đường tiết niệu ngắn hơn. Không những vậy, điều này còn khiến việc điều trị viêm tiết niệu cho nữ giới khó khăn hơn. Do vi khuẩn có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác.
Đối với nữ giới còn thêm một nguyên nhân là không thay băng vệ sinh thường xuyên. Điều này khiến vùng kín bị bách và dễ bị nhiễm khuẩn.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai?
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc viêm tiết niệu rất cao. Nguyên nhân là do trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch suy giảm cơ, thể bị mất nước, thai nhi chèn ép lên bàng quang. Ngoài ra để thai nhi phát triển, cấu trúc xương chậu cũng thay đổi, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Việc điều trị viêm tiết niệu khi mang thai cần chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó chị em tuyệt đối không được tự ý điều trị mà ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần đi thăm khám ngay.
Viêm tiết niệu ở trẻ em
Bệnh này cũng có thể xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do:
- Cấu trúc đường tiết niệu (van niệu đạo sau)
- Bị dị tật đường tiết niệu như trào ngược bàng quang, niệu quản
- Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu và không được cắt bao quy đầu.
- Một số nguyên nhân khác như vệ sinh không sạch sẽ. Trẻ hay bị táo bón hoặc phải đặt ống thông tiểu.
Ngoài các triệu chứng thông thường của bệnh viêm tiết niệu thì bệnh còn khiến trẻ trở nên biếng ăn, hay có biểu hiện tiểu són, tiểu dầm. Trẻ nhỏ thường không nhận biết được tình trạng bệnh của mình để thông báo với bố mẹ. Do đó, bạn cần quan sát kỹ các biểu hiện của bé như quấy khóc, khó chịu để sớm phát hiện và đưa đẩy đi khám.
Đối tượng dễ bị bệnh viêm đường tiết niệu
Bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Triệu chứng của căn bệnh này như sau:
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới
- Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ tiểu được rất ít và cảm thấy đau buốt lỗ niệu đạo. Theo các bác sĩ chuyên khoa, 1 ngày nam giới mắc chứng bệnh này có thể đi tiểu đến 20 lần.
- Nước tiểu thay đổi màu sắc: Nước tiểu có màu sẫm hơn, có màu vàng đục và có thể lẫn máu hoặc mủ. Đồng thời nước tiểu cũng khai nồng rất khó chịu.
- Lỗ niệu đạo sưng đỏ: Chứng bệnh này khiến niệu đạo đau rát và sưng đỏ niệu đạo. Cảm giác đau rát khó chịu rõ ràng nhất khi nam giới đi tiểu và quan hệ tình dục.
- Niệu đạo ngứa ngáy: Căn bệnh này khiến lỗ niệu đạo rất ngứa ngáy khó chịu.
- Lỗ sáo chảy mủ: Đầu dương vật chảy mủ và sáng sớm. Điều này khiến nam giới rất dễ nhầm lẫn với bệnh lậu.
Triệu chứng thường gặp ở nữ giới
Các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới là:
- Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần tiểu được rất ít, đau buốt khi đi tiểu
- Đau vùng niệu đạo khi quan hệ tình dục
- Đau vùng thắt lưng và bụng dưới
- Nước tiểu đục, có lẫn máu mủ và có mùi khó chịu
- Ra nhiều khí hư bất thường và thay đổi màu sắc
- Khi bệnh nặng, người bệnh có thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn
Chẩn đoán viêm đường tiết niệu
Để xác định chính xác bệnh viêm đường tiết niệu. Bác sĩ sẽ cần thực hiện các biện pháp chuyển khoản sau:
- Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu giữa dòng sẽ được mang đi xét nghiệm trên kính hiển vi để kiểm tra các tác nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm cấy nước tiểu: Xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định nước tiểu có bị nhiễm khuẩn hay không. Kết quả sẽ có sau đó khoảng 2-3 ngày. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây căn bệnh này và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm để xác định vi khuẩn đã gây ra nhiễm trùng máu hay chưa.
- Siêu âm tiết niệu: Việc này giúp bác sĩ quan sát toàn bộ hệ tiết niệu để đưa ra chẩn đoán toàn diện nhất.
- Nội soi bàng quang: Nếu nghi ngờ chứng bệnh này làm nhiễm trùng bàng quang thì bác sẽ thực hiện nội soi bàng quang.
Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu
Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Cụ thể như sau:
Điều trị nội khoa
Đầu tiên bác sĩ sẽ áp dụng việc điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng sinh như:
- Thuốc kê toa Doxycycline: Loại thuốc này điều trị do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis hoặc Mycoplasma Hominis gây ra. Thuốc có cả dạng uống và dạng viên tại chỗ.
- Thuốc kháng sinh Trimethoprim: Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kháng viêm và phục hồi những vùng bị viêm nhiễm. Thuốc có dạng viên nén hoặc dung dịch uống.
- Thuốc kháng sinh Cephalexin: Đây cũng là loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và kháng viêm.
- Bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc giảm đau và chống dị ứng khác thì thuộc vào tình trạng của bạn.
Điều trị ngoại khoa
Nếu viêm đường tiết niệu nặng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng thì sẽ phải áp dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa. Phương pháp phổ biến được áp dụng là sử dụng công nghệ sinh học. Phương pháp này có ưu điểm là không xâm lấn. Giúp phục hồi nhanh vùng bị viêm nhiễm và tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được viêm đường tiết niệu là bệnh gì. Những nguyên nhân triệu chứng của căn bệnh này. Từ đó bạn có phương pháp để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả.
>> Xem ngay: Bệnh đường tiết niệu