Viêm bao quy đầu là một bệnh lý nam khoa thường gặp hiện nay. Bệnh không chỉ gặp ở nam giới trưởng thành, mà còn có thể xuất hiện viêm bao quy đầu ở trẻ em nam. Do đó, cha mẹ cần chú ý các biểu hiện bất thường ở trẻ để điều trị kịp thời và đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em
Quy đầu là phần đầu dương vật, còn bao quy đầu là bao da mỏng bao bọc bên ngoài, giúp bảo vệ bộ phận nhạy cảm này.
Bao quy đầu có cấu tạo gồm 2 phần là lớp da bên ngoài và niêm mạc phía trong. Ở trẻ sơ sinh, bao quy đầu và đầu dương vật dính liền với nhau. Mặt trong của bao quy đầu và đầu dương vật dần tách ra khi trẻ lớn lên.
Thường quá tình trình bóc tách này cần tới 5 đến 10 năm mới hoàn thành. Khi đó bao quy đầu mới có thể lộn được ra khỏi đầu dương vật.
Khi lớn lên, trẻ bắt đầu tìm hiểu về cơ thể nhiều hơn, trong đó có bộ phận sinh dục. Hiện tượng cương cứng cũng xuất hiện, giúp bao quy đầu tự lộn ra dần. Đến khi trưởng thành thì bao quy đầu thường có thể dễ dàng lộn ra khỏi đầu dương vật.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em là như thế nào?
Viêm bao quy đầu là tình trạng vùng da bao quy đầu của nam giới bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là do vùng da này bị xâm nhập bởi các vi sinh vật, nấm, tác nhân có hại nên bị viêm nhiễm.
Thông thường viêm bao quy đầu thường xuất hiện ở nam giới trưởng thành. Đối tượng này có quan hệ tình dục nên dễ bị các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập. Với trẻ nhỏ, viêm bao quy đầu thường do nguyên nhân vệ sinh cá nhân hoặc tình trạng bao quy đầu dài, hẹp.
Bệnh lý viêm bao quy đầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ, thậm chí về lâu dài. Bên cạnh đó, do độ tuổi và nhận thức nên trẻ thường không chú ý đến các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để tự phát hiện bệnh sớm.
Do đó, trẻ cần được phụ huynh theo dõi sát sao. Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý ở trẻ để phát hiện bệnh cũng như đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra viêm bao quy đầu ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới bệnh lý viêm bao quy đầu. Tuy nhiên, ở trẻ em có 2 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh mà phụ huynh cần lưu ý như:
Dài, hẹp bao quy đầu bẩm sinh
Đây là nguyên nhân dẫn tới viêm bao quy đầu không chỉ phổ biến ở trẻ em mà nhiều nam giới trưởng thành cũng gặp phải. Bao quy đầu bị dài hoặc hẹp khiến cho việc vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ. Khi đó các chất cặn bẩn hoặc nước tiểu có thể tích tụ lại, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi. Các tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây bệnh lý viêm bao quy đầu.
Vệ sinh dương vật không sạch sẽ
Một số trường hợp khi tắm rửa hàng ngày, cha mẹ không vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ cẩn thận hoặc trẻ không tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tích tụ cặn bẩn ở dương vật, gây nên viêm bao quy đầu.
Ngoài ra, trẻ em có thể bị vi khuẩn, nấm xâm nhập khi chơi đùa, bơi lội, nghịch ngợm ở các môi trường không đảm bảo vệ sinh như ao hồ, sông suối.
Dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em
Viêm bao quy đầu là bệnh lý ngoài da, nên nhiều dấu hiệu của bệnh chỉ cần cha mẹ quan sát khi tắm rửa cho bé là có thể nhận ra. Một số triệu chứng của bệnh viêm bao quy đầu như:
- Bao quy đầu của trẻ bị sưng, tấy đỏ, kích ứng.
- Dùng tay kiểm tra, có thể nhận thấy ở lỗ sáo và rãnh quy đầu của trẻ có một lớp cặn bẩn màu trắng đục, sạn như vôi và có mùi hôi khó chịu.
- Khi bị viêm bao quy đầu. Trẻ đi tiểu sẽ có cảm giác đau buốt. Do đó, trẻ có thể ngại đi tiểu, thậm chí quấy khóc.
- Viêm bao quy đầu gây ngứa ở đầu dương vật nên trẻ có thể thường xuyên dùng tay sờ, gãi vùng kín.
- Nước tiểu của trẻ có thể có màu trắng đục và có mùi khai nồng khó chịu. Thậm chí có lẫn máu. Đây là biểu hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay.
Viêm bao quy đầu trẻ nhỏ có tác hại như thế nào?
Bệnh lý viêm bao quy đầu ở trẻ có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Một số ảnh hưởng của bệnh như:
Ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục
Viêm bao quy đầu khiến cho các bộ phận như lỗ tiểu, quy đầu, da bao quy đầu luôn ở trong tình trạng viêm nhiễm. Từ đó, viêm nhiễm có thể lây lan sang các bộ phận khác của hệ tiết niệu. Bên cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, viêm nhiễm còn làm cho dương vật của trẻ chậm phát triển, thậm chí kích thước bị nhỏ hơn bình thường.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Viêm bao quy đầu gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của trẻ. Trẻ em nam bị viêm bao quy đầu sẽ bị ảnh hưởng đến giấc ngủ, vệ sinh và hoạt động hàng ngày.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Nếu để lâu không điều trị, bệnh có thể dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo, thậm chí ung thư dương vật. Về lâu dài, bệnh thậm chí còn có thể gây hại cho quan hệ tình dục và sức khỏe sinh sản.
Để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng này, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu bất thường ở trẻ để xử lý kịp thời. Một số điều cha mẹ cần làm khi trẻ có triệu chứng viêm bao quy đầu như:
- Đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Khi tắm rửa cần lộn bao quy đầu ra ngoài để rửa sạch các chất cặn bẩn, dịch nhầy, nước tiểu bên trong.
Cách điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ
Khi trẻ được đưa tới cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và quan sát để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, độ tuổi cũng là yếu tố cần xem xét để chọn cách chữa bệnh cho trẻ.
Tương ứng với nguyên nhân gây bệnh. Một số cách điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ em nam thường được chỉ định như:
Điều trị bằng thuốc
Nếu nguyên nhân gây viêm bao quy đầu là vệ sinh cá nhân không sạch sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chữa viêm, giúp làm lành vết viêm nhiễm và kháng khuẩn.
Các loại thuốc chữa viêm có thể là thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm, thuốc bôi hoặc uống.
Trẻ còn nhỏ nên cha mẹ cần đảm bảo trẻ dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. Ngoài các loại thuốc trong đơn. Cha mẹ không tự mua thuốc về dùng hoặc đổi loại thuốc khác. Sử dụng thuốc không được bác sĩ chỉ định có thể gây nguy hiểm cho trẻ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Nong bao quy đầu tại nhà
Nếu trẻ bị viêm bao quy đầu do tình trạng bao quy đầu dài hoặc hẹp. Bác sĩ sẽ chỉ định nong bao quy đầu (trẻ từ 8 tháng đến 4 tuổi) hoặc cắt bao quy đầu (trẻ 4 tuổi trở lên).
Nong bao quy đầu cho trẻ cần thực hiện đúng cách và kiên trì chứ không được vội vàng. Nhằm đảm bảo hiệu quả và trẻ không bị đau. Có thể thực hiện bằng 2 cách như:
- Nong bao quy đầu bằng tay: Dùng tay kéo nhẹ phần bao da ra khi tắm cho trẻ. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, mỗi ngày kéo thêm ra một chút.
- Nong bao quy đầu kết hợp thuốc bôi: Bôi thuốc được chỉ định lên bao quy đầu rồi nong bằng tay.
Cắt bao quy đầu
Phương pháp cắt bao quy đầu có một số ưu điểm như tránh tình trạng viêm nhiễm tái phát. Giúp trẻ tự vệ sinh dương vật sạch sẽ hơn. Ngoài ra, cắt bao quy đầu cũng giúp dương vật phát triển tốt hơn khi đến tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành cắt bao quy đầu. Trẻ cần được điều trị ổn định tình trạng viêm nhiễm.
Phương pháp phòng tránh
Bệnh lý viêm bao quy đầu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó cha mẹ nên phòng tránh bệnh lý này bằng một số cách đơn giản như:
- Vệ sinh cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ tự vệ sinh dương vật sạch sẽ hàng ngày. Có thể dùng nước muối sinh lý để rửa phía trong bao quy đầu, loại bỏ các cặn bẩn.
- Nếu trẻ dùng bỉm, cha mẹ chú ý thay bỉm cho trẻ thường xuyên. Khi thay bỉm, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và lau khô bằng khăn mềm cho trẻ.
- Không để trẻ tắm ở ao hồ, sông suối bị ô nhiễm hoặc những nơi không sạch sẽ.
- Không dùng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh để tắm hay vệ sinh vùng kín cho trẻ. Thao tác cần nhẹ nhàng, không chà xát mạnh ở đầu dương vật.
- Thông thường bao quy đầu của trẻ sẽ tự lộn ra ngoài khi trẻ 3 tuổi. Nếu không quan sát thấy như thế. Cha mẹ cần lột bao quy đầu cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp trẻ bị hẹp hoặc dài bao quy đầu thì cần tiến hành cắt bao quy đầu cho trẻ.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em là một bệnh gây ra nhiều bất tiện, thậm chí nguy hiểm. Do đó cha mẹ cần tìm hiểu các thông tin cần thiết. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời để trẻ phát triền tốt, đảm bảo sức khỏe.
> Xem ngay:
Cắt bao quy đầu 152 xã đàn
Hẹp bao quy đầu ở nam giới