Thuốc trị sùi mào gà nào tốt? Sùi mào gà nên dùng loại thuốc nào?…Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi việc dùng thuốc có nhiều ưu điểm, đặc biệt là kín đáo và có thể dùng tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu các loại thuốc trị sùi mào gà ngay sau đây.
Top 1- Thuốc trị sùi mào gà bằng Đông y
Y học cổ truyền cũng có rất nhiều bài thuốc khác nhau. Bệnh sùi mào gà trong đông y thuộc phạm vi chứng táo vưu, táo hậu…Nguyên nhân do vệ sinh kém, thấp nhiệt hạ chú bì phu lâu ngày mà ra. Do đó, các thầy thuốc đông y thường điều trị theo nguyên tắc thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tán kết. Một số bài thuốc Đông y hay, điển hình như:
Thuốc trị sùi mào gà bằng liều uống từ bên trong
Với loại thuốc đường uống này, bệnh nhân có thể sắc uống theo đơn của thầy thuốc. Một liệu trình từ 1 tháng đến 1,5 tháng. Bệnh nhân có thể kết hợp các nguyên liệu như:
- Bài 1: Tỳ giải, thổ phục linh, hoàng bá, rau sam, thông thảo…sắc lấy nước. Trường hợp bệnh nhân có sưng nóng, đau đỏ thì có thể thêm kim ngân hoa, đại hoàng, tri mẫu, sinh thạch cao. Trường hợp bệnh tái phát thì có thể thêm bạch truật và hoàng kỳ;
- Bài 2: dùng các dược liệu như chi tử, dã cúc hoa, hoàng cầm, kim ngân hoa sơn đậu căn, cam thảo….đem sắc uống;
Với bài thuốc sắc uống trị sùi mào gà này chúng ta cần tuân thủ đơn của thầy thuốc. Không tự ý thêm các vị thuốc.
Thuốc trị sùi mào gà bằng cách bôi ngoài da
Trong Đông y, bên cạnh bài thuốc uống bên trong, thì bác sĩ cũng kết hợp cả thuốc bôi ngoài da. Một số bài thuốc bôi ngoài da như:
- Bài 1 bạch lam căn –dã cúc: kết hợp 2 nguyên liệu chính này cùng địa phu tử, mộc tặc, khô phàn, nga truật sắc lấy nước rửa bên ngoài;
- Bài 2 hoàng kỳ – ý dĩ: kết hợp 2 nguyên liệu này cùng với hoàng bá, khổ sâm. Đêm sấy khô, tán bột rồi rắc lên mụn sùi mào gà;
- Bài 3 khổ sâm –đào nhân: thêm các nguyên liệu khác như nga truật, đậu căn, đan bì, mộc tặc…sắc lấy nước rồi ngâm rửa bên ngoài;
- Bài 3 mã xỉ hiện – mộc tặc thảo: thêm sinh mẫu lệ, bạch hoa xà, hồng hoa, bạch liễm…sắc lấy nước ngâm rửa bên ngoài;
Để đạt hiệu quả, thường thì thầy thuốc sẽ kết hợp cả uống và bôi rửa bên ngoài. Đây là một số bài thuốc của y học cổ truyền. Chúng ta có thể tham khảo để sử dụng hỗ trợ bệnh với các trường hợp nhẹ.
Top 2- Thuốc trị sùi mào gà bằng Tây y
Ngày nay, việc chữa trị sùi mào gà thường dùng thuốc Tây y. Bởi bản thân sùi mào gà là do virus gây ra. Đặc trưng của loại virus này là gây ra các u nhú, mụn dạng gai góc, trông mất thẩm mỹ, sợ hãi. Trong Tây y, có nhiều loại thuốc khác. Một số loại thuốc hiện nay như:
Thuốc trị sùi mào gà bằng cách uống
Các loại thuốc này được bào chế dạng viên nén, dạng lỏng…tùy theo định lượng và nhà sản xuất. Thành phần khá đa dạng từ các hoạt chất ức chế vi khuẩn, virus, đến các thành phần, tá dược khác.
Thuốc trị sùi mào gà bằng cách bôi, chấm tại chỗ
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc được quảng cáo “thần thánh” chỉ cần chấm bôi là khỏi. Nguồn gốc từ Thái Lan, Ấn Độ…rất nhiều người tự ý mua và sử dụng. Có không ít trường hợp đã bị bội nhiễm do tự ý dùng, rất nguy hiểm.
Trong y học hiện đại, trong điều trị sùi mào gà, bác sĩ cũng có thể kê thuốc bôi chấm tại chỗ. Các loại thuốc này có tác dụng ức chế tại chỗ, giúp loại bỏ mụn sùi mào gà. Tuy nhiên, thuốc phải được kê theo đơn, hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thường thì các loại thuốc này được chỉ định với trường hợp nhẹ, kích thước mụn sùi mào gà nhỏ.
Thuốc trị sùi mào gà bằng tiêm/ truyền
Các loại thuốc này có thể là kháng sinh, được sử dụng dạng tiêm/ truyền tĩnh mạch. Hiệu quả được đánh giá cao hơn và phát huy tác dụng nhanh hơn đường uống. Hơn nữa, chúng đặc biệt có nhiều ưu điểm với những người mắc bệnh dạ dày, hay quên uống thuốc.
Thuốc này được chỉ định tại cơ sở y tế. Trực tiếp các điều dưỡng viên sẽ tiêm/ truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân. Thường kết hợp với các biện pháp đốt sùi mào gà khác.
Có thể thấy rằng, các loại thuốc hiện nay rất đa dạng, thường được áp dụng với những trường hợp nhẹ. Hoặc kết hợp với các biện pháp cắt, đốt sùi mào gà. Việc dùng loại thuốc nào, dùng ra sao hoàn toàn phải theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối bệnh nhân không tự ý mua và sử dụng thuốc với mọi hình thức.
Khi có nhưng dấu hiệu nghi ngờ mình bị sùi mào gà chúng ta không nên chủ quan. Cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chữa trị theo phác đồ.
>> Chat với bác sĩ
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ