Rong kinh là gì? Những nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị: Đối với một người phụ nữ trưởng thành, rong kinh thực sự là một nỗi phiền toái. Nó không khiến gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi mà còn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như: u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, ung thư… Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng rong kinh? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn biết được một số cách chữa rong kinh, thuốc chữa rong kinh kéo dài đơn giản tại nhà.
Rong kinh là gì?
Một kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường kéo dài 28 – 32 ngày. Trong đó, số ngày hành kinh khoảng từ 3 – 5 ngày và lượng máu mất đi từ 30 – 80ml.
Rong kinh là tình trạng số ngày “nguyệt san” của nữ giới bị kéo dài liên tục (>7 ngày) với lượng máu kinh ra nhiều, vượt quá 80ml. Nữ giới bị căn bệnh này phải sử dụng các loại băng vệ sinh dày và thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ, kèm theo các dấu hiệu khác như:
- Máu kinh bị đóng thành cục lớn
- Đau bụng dưới
- Mệt mỏi
- Hay thở dốc
- Có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu: hoa mắt, chóng mặt…
Các chuyên gia y tế cho biết, đây là một biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Và nó có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người phụ nữ.
Những Nguyên nhân rong kinh ở nữ:
- Do sự thay đổi nội tiết tố khi mới dậy thì và trong thời kỳ tiền mãn kinh
- Do các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, u bướu sợi tử cung, ung thư…
- Mắc các bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim hoặc thận mạn, bệnh lupus đỏ…
- Do béo phì
- Sinh con nhiều lần
- Hút thuốc lá quá nhiều
Rong kinh có nguy hiểm không?
Khi bị rong kinh, nữ giới luôn ở trong tình trạng khó chịu, lo lắng làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nó còn có thể gây ra nhiều sự nguy hại khác như:
- Gây mất máu, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa do phải dùng băng vệ sinh trong thời gian dài. Nhất là trường hợp không thay được băng vệ sinh thường xuyên.
- Ảnh hưởng đến việc phóng noãn, trứng không rụng hoặc trứng không chín . Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Rong kinh kéo dài uống thuốc gì?
Rong kinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho công việc, học tập, cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của người bệnh bị ảnh hưởng. Để giúp các bạn nữ khác thoát khỏi tình trạng này, các bác sỹ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giới thiệu một số loại thuốc giúp điều trị rong kinh hiệu quả như sau:
Thuốc cầm máu Tranexamic acid
Thuốc cầm máu có tác dụng giảm máu kinh chảy ra. Thuốc Tranexamic acid có tác dụng làm giảm lượng máu kinh từ 30-60%. Nguyên lý hoạt động của thuốc là phân hủy plasimnigen, giảm sự phân hủy fibrin trong máu đông, giảm hóa lỏng máu ở nội mạc tử cung. Thuốc Tranexamic acid không có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống thuốc là:
- Đau bụng
- Nhức đầu
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau nhức cơ và các khớp xương
- Thiếu máu
- Sổ mũi
Nếu gặp phải các tác dụng phụ này thì bạn cần ngừng uống và thông báo với bác sĩ ngay.
Liều dùng
Mỗi lần uống 1g, mỗi lần cách nhau 6-8 tiếng, ngày uống 2 lần. Sử dụng thuốc trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt.
Chống chỉ định
- Người bị rối loạn đông máu
- Bị đông máu nội mạc.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối não,
- Tắc nghẽn động mạch ở phổi
- Suy giảm chức năng thận
- Xuất huyết đường tiết niệu
- Đang dùng thuốc tránh thai
Thuốc kháng viêm không chứa steroid
Khi bị rong kinh, chị em cũng được kê thuốc chống viêm Mefenamic. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng hormone prostaglandin, từ đó giảm lượng máu kinh. Lượng máu kinh có thể giảm đi 20-25 %. Thuốc cũng được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bị đau bụng kinh. Để điều trị rong kinh người bệnh sử dụng thuốc bắt đầu từ khi có kinh nguyệt đến khi kết thúc chu kỳ kinh. Thuốc Mefenamic được cho là kém tác dụng hơn thuốc Tranexamic nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.
Điều trị rong kinh bằng thuốc có chứa hormone (thuốc ngừa thai)
Thuốc có chứa hormone nội tiết như estrogen hoặc progesterone có tác dụng ngừa thai. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để điều trị bệnh rong kinh. Loại thuốc này phổ biến trên thị trường hiện có: Ethinylestradiol hay Levonorgestrel. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp rong kinh không rõ nguyên nhân.
Khi sử dụng thuốc, nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể tăng lên. Điều này gây ức chế quá trình rụng trứng và ngăn ngừa hình thành nội mạc tử cung. Thuốc phát huy hiệu quả sẽ làm giảm lượng máu kinh lên đến 43%. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như: đau vùng bụng dưới, đau ngực.
Ty nhiên, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu, buồn nôn
- Lo âu, trầm cảm
- Dị ứng da
- Chuột rút
- Suy tĩnh mạch
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo do nấm
- Phì đại u xơ tử cung
Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp sau
- Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp
- Người bệnh tiểu đường
- Người bị suy giảm chức năng gan
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung
Hướng dẫn sử dụng thuốc: Mỗi ngày uống 1 viên vào ngày đầu tiên của chu kỳ, sau đó tiếp tục uống 21 ngày.
Thuốc chữa rong kinh Danazol
Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị rong kinh do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Thuốc được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện để chữa rong kinh trong các trường hợp sau:
- Lạc nội mạc tử cung
- Xơ nang ở u vú
- Đau ở xương chậu hoặc vô sinh
- Hiếm muộn có nguyên nhân từ rối loạn ở tử cung.
- Ngoài ra thuốc còn được dùng để điều trị sưng tấy ở một số cơ quan do phù mạch.
Nguyên lý hoạt động của thuốc là ức chế hoạt động của hormone estrogen và progesterone. Điều đó sẽ ngăn chặn sự hình thành của nội mạc tử cung, và làm giảm kinh nguyệt.
Thuốc vẫn có một số tác dụng phụ là
- Tóc rụng nhiều
- Da nổi phù mạch
- Mụn trứng cá
- Tăng huyết áp
- Vô kinh
- Nổi phát ban ngứa trên da
- Giảm kích thước vòng 2
- Đau ở vùng chậu
- Đi tiểu ra máu
- U kinh.
Những trường hợp sau đây không được sử dụng thuốc
- Đang bị chảy máu âm đạo
- Người mắc bệnh gan, thận
- Người bị suy tim
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Bệnh nhân tiểu đường, đau nửa đầu, có tiền sử động kinh
- Liều dùng thuốc như sau:
- Mỗi ngày uống từ 100-400 mg.
- Uống trong thời gian liên tiếp trong 3-6 tháng.
Ngoài ra, rong kinh rong huyết còn dùng các biện pháp điều trị khác như cắt bỏ nội mạc tử cung hay cắt bỏ tử cung. Đây là phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng chỉ áp dụng khi thật cần thiết, đã sử dụng thuốc nhưng tình trạng vẫn không khỏi.
Tuy nhiên, bác sỹ cũng khuyến cáo các loại thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo, việc sử dụng loại thuốc gì để điều trị hiệu quả cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa. Bởi vậy, chúng tôi khuyên chị nên đưa cháu đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sỹ tư vấn điều trị mới có được kết quả tốt nhất.
Cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì tại nhà
Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng rong kinh kéo dài cho chị em phụ nữ. Tùy vào mức độ rong kinh ở từng trường hợp mà các bạn có thể áp dụng cách chữa rong kinh khác nhau.
Dưới đây là một số cách điều trị rong kinh đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà các bạn có thể tham khảo:
Chữa rong kinh bằng ngải cứu
Ngải cứu là loại thực phẩm rất quen thuộc để chế biến các món ăn tại nhà. Loại lá này có vị cay, đắng, hơi ôn và tính ấm nên có thể hỗ trợ điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều, rong kinh…
Các bạn có thể sử dụng ngải cứu để chữa tại nhà bằng cách sau:
- Dùng một lượng lá ngải cứu đã được làm sạch, phơi khô rồi sắc với nước. Uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Mua bột hoặc cao đặc ngải cứu về pha với nước uống hàng ngày
- Chế biến các món ăn cùng rau ngải cứu để ăn mỗi ngày
Giảm rong kinh bằng cách sử dụng gừng
Gừng là loại thảo dược đa công dụng dùng để trị rất nhiều bệnh tại nhà, trong đó có rong kinh. Gừng giúp điều chỉnh dòng chảy của máu trong cơ thể và giúp giảm bớt các triệu chứng đau bụng và xương chậu đi kèm. Các chị em có thể dùng gừng để chế biến thức ăn, hoặc uống trà gừng 4 lần/ngày giúp làm dịu các dây thần kinh.
Sử dụng quế giúp trị chứng rong kinh hiệu quả
Quế là một gia vị ưa chuộng dùng để thêm hương vị và mùi thơm cho món ăn. Ngoài ra, nó còn là nguyên liệu rất có lợi để điều trị chứng rong kinh ở phụ nữ. Bạn có thể dùng quế để chữa bằng cách pha bột quế với nước lọc, uống 3 lần mỗi ngày để giúp làm giảm tình trạng mất máu. Hoặc bạn cũng có thể uống trà quế để cải thiện chứng rong kinh.
Cách chữa rong kinh tại nhà bằng cây huyết dụ
Huyết dụ là loại cây có tính mát, vị đắng nhạt. Theo đông y, huyết dụ có công dụng bổ huyết, cầm máu rất tốt. Do đó, nó thường dùng để chữa rong kinh, rong kinh kéo dài cho chị em phụ nữ. Để chữa rong kinh, các bạn hãy dùng khoảng 20gr lá huyết dụ tươi, rửa sạch, thái nhỏ rồi sắc cùng 200ml nước.
Đun cạn một nửa thì tắt lửa, để nguội, chắt lấy nước. Uống 2 lần mỗi ngày để khắc phục bệnh rong kinh hiệu quả.Lưu ý: Những nữ giới vừa nạo hút thai hay sau khi sinh bị sót thai không nên sử dụng bài thuốc huyết dụ để chữa rong kinh.
Điều trị rong kinh kéo dài bằng rau mùi tây
Dùng mùi tây cũng là một cách chữa rong kinh kéo dài đơn giản tại nhà mà các chị em dễ dàng áp dụng. Loại rau này có tính ôn, thơm, vị cay. Mọi bộ phận trên cây rau đều có thể dùng lám thuốc. Rau mùi tây có thể hỗ trợ chứng rối loạn kinh nguyệt rất tốt. Nó như là một chất kích thích tự nhiên và điều tiết các loại hormone, giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và giảm những cơn đau bụng kinh. Để chữa rong kinh bằng mùi tây, các bạn hãy sử dụng khoảng 6g hạt rau mùi khô, rửa sạch và sắc với 600ml nước. Khi nước cạn còn 1 nửa, bạn hãy tắt bếp và thêm một chút đường. Uống 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng rong kinh.
Cách chữa rong kinh đơn giản bằng đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây rất dễ kiếm và được nhiều người ưa thích. Đặc biệt, loại quả này có thể hỗ trợ cải thiện chứng rong kinh cho chị em phụ nữ.Theo đó, các chị em có thể sử dụng đu đủ xanh để chế biến thành các món ăn mỗi ngày, nhất là trước và trong kỳ hành kinh. Nó sẽ giúp cầm máu và hạn chế tình trạng xuất huyết âm đạo do rong kinh gây ra. Đồng thời làm giảm cơn đau bụng kinh và cân bằng nội tiết tố.
Lời kết
Trên đây là một số cách chữa rong kinh kéo dài đơn giản mà các chị em hoàn toàn có thể áp dụng. Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý rằng, những phương pháp này chỉ có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng rong kinh chứ không thể chữa trị triệt để các bệnh lý gây ra vấn đề này. Do đó, bạn hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu hiện tượng rong kinh xảy ra trong nhiều tháng liền. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên về phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
>> Xem ngay: Đau bụng kinh dữ dội