Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý ở nữ giới bắt đầu từ tuổi dậy thì và kết thúc khi mãn kinh. Thông thường kinh nguyệt có tính chu kỳ và lặp đi lặp lại theo hàng tháng. Nhưng khi mang thai. Kinh nguyệt sẽ “tạm dừng” và trở lại sau khi sinh nở.
Theo các chuyên gia sản khoa, phụ nữ thường có kinh nguyệt trở lại khoảng 6 tuần sau khi sinh nở. Bởi lúc này các bộ phận trong cơ quan sinh dục đã hoạt động lại bình thường. Lượng hormone estrogen, progesteron, gonadotropin màng đệm (HCG) cùng trở lại mức ổn định.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian bắt đầu lại kinh nguyệt sau sinh ở từng nữ giới sẽ khác nhau như:
- Với những nữ giới cho con bú bằng sữa ngoài thì kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại khoảng 2 – 3 tháng sau sinh.
- Với những người cho con bú bằng sữa mẹ thì kỳ kinh sẽ xuất hiện sau khoảng 6 – 8 tháng.
- Với những mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa thì thời gian có kinh trở lại thường lâu hơn.
Và có một thực tế là rất nhiều nữ giới sau khi có kinh trở lại thường gặp phải dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không ổn định. Điều này gây ra sự lo lắng cho tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản. Vậy nguồn gốc của những vấn đề này là do đâu?
Rất nhiều nữ giới chia sẻ về tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Điều này khiến họ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của cơ quan sinh sản. Cũng như khiến cho việc phòng tránh thai sau sinh trở nên khó khăn hơn. Vậy phải làm sao để khắc phục được tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay trong bài viết sau.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh
Theo thông tin của các bác sĩ sản phụ khoa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh. Trong đó phổ biến nhất là từ các yếu tố sau:
– Do sự thay đổi nội tiết tố
Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới có sự thay đổi mạnh mẽ, tăng giảm thất thường. Điều này giúp đảm bảo cho thai nhi được phát triển ổn định và khỏe mạnh.
Sau quá trình sinh nở, lượng nội tiết tố này chưa thể trở lại mức cân bằng như trước. Do đó nó sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh ở nữ giới.
– Ảnh hưởng của việc cho con bú
Một yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng tới sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt đó chính là việc cho con bú. Bởi trên thực tế, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ làm ức chế sự rụng trứng. Vì vậy nó sẽ làm trì hoãn thời gian có kinh nguyệt. Khiến kì kinh nguyệt của mẹ đến chậm hơn bình thường.
– Ảnh hưởng của tâm lý
Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở những chị em luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng… Điều này sẽ làm ức chế hoạt động của tuyến yên, vùng dưới đồi. Trong khi đó đây là các bộ phận có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh. Và nó có thể khiến cho các chị em gặp phải tình trạng sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất.
– Do bệnh lý
Nữ giới sau sinh dễ mắc phải các căn bệnh phụ khoa viêm nhiễm vùng kín. Như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu… Nguyên nhân là bởi sau khi sinh nở. Các chị em sẽ ra sản dịch trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến cho vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Những bệnh lý này cũng có thể tác động trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thậm chí trong trường hợp bệnh tiến triển nặng. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh còn trở nên nghiêm trọng hơn.
– Do các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên do kể trên, một số chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh còn có thể là do những nguyên nhân khác gây ra như:
- Bị sót rau thai trong tử cung
- Sự dày lên của lớp cơ tử cung sau mang thai
- Niêm mạc tử cung bị nhiễm trùng
- Xuất hiện polyp ử cung hay u xơ tử cung
Các triệu chứng nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Thông thường các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở mỗi nữ giới là khác nhau. Nó sẽ bao gồm các triệu chứng như:
– Chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn
Là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt của các chị em chỉ kéo dài dưới 21 ngày hoặc vượt quá 40 ngày liên tục trong nhiều tháng. Biểu hiện này thường xảy ra ở những mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ và cũng có thể gặp ở các mẹ sinh thường.
– Máu kinh ra nhiều
Bình thường trong mỗi kì kinh lượng máu kinh mà nữ giới mất đi chỉ khoảng dưới 100ml. Nhưng nhiều chị em sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt thường gặp phải hiện tượng máu kinh ra nhiều, vượt quá 100ml. Ngoài ra, nhiều người cũng bị rong kinh sau sinh, với số ngày hành kinh kéo dài trên 10 ngày.
– Máu kinh ra ít
Lượng máu kinh ra quá ít, không đủ thấm băng vệ sinh cũng là biểu hiện thường gặp của nữ giới sau khi có kinh trở lại.
– Mất kinh, vô kinh
Nếu như bình thường sau khi sinh nở, kỳ kinh của nữ giới sẽ quay trở lại sau 6 tháng – 1 năm. Thì với người bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh có thể gặp phải tình trạng mất kinh, vô kinh quá lâu, từ 1 – 2 năm.
– Máu kinh có màu đen
Máu kinh của nữ giới thường có màu đỏ sẫm và lẫn các mảnh vụn niêm mạc. Tuy nhiên sau sinh, nhiều người gặp phải hiện tượng ra máu kinh màu đen, bị vón thành các cục nhỏ.
– Đau bụng kinh dữ dội
Một biểu hiện rối loạn kinh nguyệt khác mà nhiều người cũng gặp phải đó chính là các cơn đau bụng kinh dữ dội. Nếu như trước đó bạn chỉ gặp các cơn đau bụng kinh âm ỉ vào hàng tháng thì sau khi sinh xong những cơn đau bụng kinh này có thể xảy ra dữ dội hơn, gây ra sự ảnh hưởng tới sức khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có gặp nguy hiểm không?
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở nữ giới có nguy hại hay không thường phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra vấn đề này.
Trong trường hợp những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh xuất phát từ các yếu tố tâm lý cho con bú hay do sự thay đổi hormone trong cơ thể… Các chị em không cần quá lo lắng vì khi cơ thể ổn định trở lại, tình trạng này sẽ được khắc phục.
Tuy nhiên nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh do các bệnh lý hay các biến chứng sau sinh. Nếu không được phát hiện sớm, nó có thể gây ra những sự ảnh hưởng như:
- Khiến cơ thể luôn ở trong trạng thai mệt mỏi, khó chịu, lo lắng. Về lâu dài dễ dẫn đến căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm.
- Ảnh hưởng trực tiếp tới việc nuôi con nhỏ
- Tác động xấu đến cơ quan sinh sản, làm giảm khả năng mang thai ở lần tiếp theo
- Khó tính toán được thời điểm quan hệ an toàn. Dễ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn khi vừa sinh nở.
Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh thì khi nào cần gặp bác sĩ?
Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo. Những trường hợp nữ giới có các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau đây nên đi thăm khám càng sớm càng tốt:
- Mất kinh nguyệt sau sinh trên 1 năm
- Số ngày hành kinh kéo dài hơn 10 ngày trong nhiều tháng liên tiếp
- Lượng máu kinh mất đi lớn
- Máu kinh có màu đen sẫm, có lẫn các cục máu đông
- Vùng kín bị sưng đỏ, ngứa ngáy, đau rát, có mùi hôi
- Đau khi quan hệ tình dục
- Có cảm giác đau buốt, khó chịu khi đi tiểu
- Sau khi sinh con 2 năm mà kinh nguyệt vẫn rối loạn, không ổn định
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Như đã nói ở tên, với những nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh do bị rối loạn nội tiết tố hay cho con bú thì không cần phải điều trị. Bởi vấn đề này sẽ được khắc phục khi cơ quan sinh dục hoạt động ổn định trở lại.
Còn với những trường hợp khác, các chị em cần áp dụng những cách điều trị phù hợp. Dựa trên chính nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thì mới mang lại hiệu quả. Muốn vậy, các chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn.
– Trường hợp kinh nguyệt rối loạn sau sinh do tâm lý
Đối với những trường hợp này, biện pháp khắc phục chủ yếu là điều trị tâm lý. Theo đó các chị em cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để ổn định cảm xúc. Các bạn nên chia sẻ vấn đề chăm sóc con nhỏ với gia đình, người thân, không nên ôm đồm quá nhiều.
Ngoài ra, các chị em nên tâm sự các vấn đề mà mình lo lắng cho chồng hay bố mẹ, bạn bè để giải tỏa tâm trạng. Một khi tâm lý bạn trở nên thoải mái thì các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện. Đồng thời giúp phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.
– Với trường hợp kinh nguyệt không đều sau sinh do bệnh lý:
Đối với những nữ giới bị do các bệnh lý gây ra. Tùy theo từng diện bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp như nội khoa hoặc ngoại khoa.
Các phương pháp này sẽ tập trung cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Và chúng phải đáp ứng yêu cầu không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như lượng sữa tiết ra cho bé bú.
Bên cạnh việc chữa trị rối loạn kinh nguyệt theo chỉ định của các bác sĩ. Các chị em cũng nên chú ý đến việc duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại sau sinh.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không nên để cho cơ thể quá kiệt sức, mỏi mệt
- Không làm việc nặng, quá sức sau khi mới sinh xong
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ sau khi sinh
- Có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Không nên quan hệ tình dục từ quá sớm
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc tránh thai
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, không hút thuốc lá
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở nữ giới. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để từ đó các chị em phụ nữ sẽ biết cách nhận biết và khắc phục hiệu quả.