Rối loạn cương dương là gì? Đó là căn bệnh khiến đời sống tình dục nam giới suy giảm, thậm chí dẫn tới vô sinh. Tuy là căn bệnh phổ biến thường gặp song không nhiều nam giới nắm rõ các kiến thức về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để chủ động nắm được các thông tin xung quanh căn bệnh rối loạn cương dương!
Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương là tình trạng rối loạn chức năng tình dục của dương vật nam giới. Khi mắc căn bệnh này người bệnh sẽ khó cương cứng dương vật được theo ý muốn. Bên cạnh đó, nhiều người khi mắc rối loạn cương dương vẫn có thể cương cứng, nhưng không thể duy trì đủ lâu và đủ độ cứng để thực hiện hành vi giao hợp.
Trong một nghiên cứu của đại học Massachusetts – Mỹ, có tới 50% nam giới mất rối loạn cương dương từ 40 đến 70 tuổi. Bên cạnh đó có khoảng 40% nam giới dưới 40 tuổi bị rối loạn cương dương. Người ta cũng thống kê được trên toàn thế giới có khoảng 150 triệu nam giới mắc phải căn bệnh này.
Rối loạn cương dương là căn bệnh đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam. Rất nhiều nam giới ở độ tuổi 18 – 20 có thể mắc bệnh. Tuy nhiên đây là căn bệnh khiến nam giới xấu hổ, tự ti nên nhiều người có xu hướng giấu bệnh.
Rối loạn cương dương do nguyên nhân nào gây ra?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này:
Nguyên nhân tâm lý
Sự bất ổn tâm lý là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng rối loạn cương dương xảy ra ở người trẻ tuổi. Nghiên cứu cho thấy tâm lý có thể tác động đến hoạt động sinh lý của cơ thể. Vì thế nếu yếu tố tâm lý không ổn định, hoạt động sinh lý của cơ thể bạn cũng trở nên không ổn định theo. Rối loạn cương dương có thể xảy ra do các nhân tố tâm lý như sau:
- Stress, căng thẳng kéo dài
- Cảm giác tội lỗi, mặc cảm, xấu hổ
- Trạng thái bồn chồn, lo lắng, không an tâm
Những tình trạng trên diễn biến lâu dài đều có thể khiến nồng độ testosteron trong cơ thể suy giảm.
Do hệ thần kinh không ổn định
Hoạt động sinh lý nam cũng có thể bị tác động tiêu cực bởi những vấn đề về hệ thần kinh. Cụ thể, hoạt động của bộ phận sinh dục sẽ không đạt được như ý muốn nếu hệ thần kinh của bạn không ổn định.
Do các bệnh lý mắc phải
Rối loạn cương dương có thể xảy ra do các bệnh lý mà bạn mắc phải. Theo các chuyên gia, những bệnh lý dễ gây rối loạn cương dương nhất là:
- Các bệnh lý về đường sinh dục
- Tiểu đường
- Rối loạn lipid máu
- Cao huyết áp
- Trầm cảm
Các nguyên nhân khác gây rối loạn cương dương?
Ngoài ra các thời quen sinh hoạt không phù hợp cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương. Đó là các thói quen:
- Không chăm sóc, vệ sinh dương vật sạch sẽ mỗi ngày.
- Ăn uống dinh dưỡng không khoa học, không hợp lý. Ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào, thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn mặn…
- Sử dụng quá nhiều thuốc lá, chất kích thích, rượu bia…
- Sử dụng thuốc trầm cảm, thuốc tiểu đường… trong thời gian dài.
Triệu chứng của bệnh rối loạn cương dương
Khi mắc rối loạn cương dương nam giới thường xuất hiện các nhóm triệu chứng sau đây:
- Không có nhu cầu về tình dục, mất đi cảm giác khao khát, ham muốn. Dương vật không thể cương cứng, không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của bạn tình.
- Một số trường hợp vẫn có khao khát tình dục. Tuy nhiên cho dù được kích thích thế nào dương vật cũng không thể cương cứng được.
- Dương vật lúc cương cứng lúc không, người bệnh không thể điều khiển khả năng cương cứng theo ý muốn.
- Dương vật vẫn cương cứng nhưng nhưng nhanh chóng xìu xuống khi tiếp xúc âm đạo nữ giới. Thậm chí chưa tiếp xúc đã có thể xìu xuống ngay, không cương cứng đủ lâu để giao hợp.
Tất cả các triệu chứng trên đều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống phòng the của nam giới.
Ảnh hưởng của bệnh rối loạn cương dương
Nam giới mắc rối loạn cương dương không gặp vấn đề gì lớn về sức khỏe. Tuy nhiên khả năng tình dục thì lại bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Căn bệnh này cũng mang tới nhiều tác hại cho người bệnh. Cụ thể như sau:
- Gây tan vỡ hạnh phúc gia đình: Rối loạn cương dương kéo dài khiến nhu cầu giường chiếu của bạn đời không được đảm bảo. Điều này khiến mối quan hệ giữa vợ chồng bạn xuất hiện rạn nứt và dễ dẫn tới ly hôn.
- Ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh: Nghiên cứu cho thấy nhiều người bị rối loạn cương dương thường dễ cáu gắt và bực tức nhiều hơn so với bình thường. Họ thay đổi tính tình, dẫn tới mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ chồng cũng như quan hệ với người xung quanh. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày cũng như tinh thần làm việc của người bệnh.
- Gây vô sinh hiếm muộn nam: Dương vật không thể cương cứng nên không giao hợp được như bình thường. Tinh trùng không xuất ra ngoài được khiến cho nam giới khó có thể có con.
Chẩn đoán rối loạn cương dương tại cơ sở y tế
Tại cơ sở y tế, đầu tiên bạn sẽ được chẩn đoán rối loạn cương dương qua thăm khám lâm sàng và thăm hỏi về tiền sử bệnh. Bạn hãy trả lời bác sĩ một cách trung thực để giúp bác sĩ đưa ra phán đoán chính xác. Sau đó tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện để đo nồng độ hormone sinh dục nam trong cơ thể.
- Xét nghiệm nước tiểu: Khi khi xét nghiệm này được thực hiện, bác sĩ có thể dựa vào kết quả để xem bạn có mắc bệnh tiểu đường hoặc những bệnh lý liên quan khác không.
- Siêu âm dương vật: việc siêu âm sẽ giúp tìm ra tình trạng bất thường trên dương vật của bạn.
- Đo huyết áp ở chân, đánh giá tình hình của các xung trong chân và bàn chân: Nhờ hoạt động kiểm tra này bác sĩ có thể phát hiện ra vấn đề bất thường ở động mạch của bạn.
- Kiểm tra tâm lý: Hoạt động này nhằm kiểm tra xem bạn có bị rối loạn cương dương do các bệnh tâm lý hoặc trầm cảm hay không.
Phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ đưa ra tùy theo kết quả của quá trình chẩn đoán bệnh.
Tổng hợp các phương pháp điều trị rối loạn cương dương
Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn cương dương khác nhau được sử dụng trong cơ sở y tế hiện nay. Trong đó những biện pháp phổ biến nhất bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Khi sử dụng thuốc uống được bác sĩ chỉ định, lượng máu lưu thông đến dương vật của bạn có thể gia tăng. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này là phosphodiesterase. Bạn có thể đạt được hiệu quả điều trị nhất định, xong cần sử dụng thuốc đúng liều, đúng cách để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng thuốc tiêm hoặc chèn thuốc vào dương vật. Các loại thuốc này giúp tăng lưu lượng máu đến dương vật bằng cách mở rộng động mạch. Tuy nhiên chúng cũng có tác dụng phụ là khiến dương vật có cảm giác nóng, gây đau đớn, khiến người bệnh thấy choáng váng… Ngoài ra khi sử dụng thuốc tiêm nhiều lần bạn còn có thể xuất hiện mô sẹo trên dương vật.
Dùng liệu pháp thay thế testosterone
Đối với các trường hợp rối loạn cương dương do suy giảm testosterone, bác sĩ sẽ cho bạn dùng liệu pháp thay thế testosterone. Theo đó bác sĩ có thể thực hiện các hình thức như tiêm trực tiếp vào cơ thể, sử dụng kem bôi hoặc miếng dán… Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra tác dụng phụ là có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc rối loạn gan.
Vật lý trị liệu
Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số loại máy móc giúp vật lý trị liệu:
Thiết bị co thắt: Bác sĩ đặt vào dương vật một số thiết bị như vòng cao su, vòng kim loại, dây… Chúng có tác dụng làm chậm dòng chảy của máu, ngăn chặn tác dụng phụ xảy ra khi bạn dùng thuốc.
Thiết bị hút chân không: Thiết bị này khiến dương vật tăng khả năng cương cứng nhờ hút máu vào trong dương vật. Tuy nhiên nếu không cẩn thận, nó có thể khiến dương vật bị tổn thương, gặp phải khó khăn khi xuất tinh. Hơn nữa thiết bị này cũng khá cồng kềnh.
Sử dụng bài thuốc y học cổ truyền
Có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền để điều trị rối loạn cương dương còn truyền lại đến ngày nay. Các bài thuốc này đều sử dụng dược thảo thiên nhiên nên không lo sẽ gây tác dụng phụ. Chúng rất lành tính với cơ thể, có tác dụng bồi bổ. Điều dưỡng và giúp bạn điều trị bệnh lâu dài. Tuy nhiên khi dùng thuốc bạn phải sắc thuốc và dùng thuốc kiên trì thì mới có tác dụng.
Biện pháp tâm lý
Rối loạn cương dương cũng có thể xuất hiện khi bạn gặp phải vấn đề tâm lý. Do đó sử dụng biện pháp tâm lý có thể khắc phục tình trạng này.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu như các phương pháp kể trên không tỏ ra hiệu quả. Có hai hình thức phẫu thuật thường được sử dụng như sau:
- Hình thức 1 là cấy dương vật giả. Bạn có thể sử dụng loại bơm làm cương cứng hoặc loại bán cứng. Loại 1 có giá thành cao hơn nhưng cũng có nhiều ưu điểm hơn.
- Hình thức 2 là phẫu thuật nối thông động mạch. Những trường hợp động mạch bị tổn thương. Không cấp máu được cho dương vật sẽ áp dụng hình thức này.
Làm sao để phòng tránh rối loạn cương dương?
Theo các chuyên gia, việc xây dựng một lối sống lành mạnh, hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa rối loạn cương dương hiệu quả. Tốt nhất bạn nên làm theo những chỉ dẫn sau:
- Sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe bản thân.
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh buồn phiền lo lắng, stress kéo dài.
- Tâm sự với bạn đời để tìm được sự đồng cảm trong chuyện chăn gối.
Chắc hẳn bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi rối loạn cương dương là gì. Hi vọng các thông tin trong bài sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu căn bệnh để có biện pháp đối phó kịp thời.
>> Xem ngay: Cắt bao quy đầu giá bao nhiêu