Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh rất hay gặp ở nữ giới. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nếu không chữa trị sớm, nó có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, tổn thương thân. Vậy nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu là gì và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể điều này trong nội dung sau đây!
Nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Nhiễm trùng đường tiểu là nhiễm trùng ở đường tiết niệu, do sự tấn công của vi khuẩn. Căn bệnh này được chia làm 2 nhóm như sau:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: Đây là nhiễm trùng ở thận bao gồm viêm bể thận cấp và mãn tính
- Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: Đây là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt
Chứng bệnh này thường gặp ở nữ giới nhưng cũng mắc phải ở cả nam giới.
>> Tìm hiểu ngay: Viêm đường tiết niệu ở bà bầu
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu
Tác nhân chính gây bệnh thường lại vi khuẩn E coli. Vi khuẩn E coli là vi khuẩn ký sinh ở đường ruột. Khi đi ra ngoài theo phân, nó có thể di chuyển đến đường tiết niệu và gây viêm nhiễm tại đây. Do hậu môn và đường tiểu của nữ giới gần nhau nên nữ giới có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn nam giới.
Ngoài E.coli thì có một số vi khuẩn khác cũng gây bệnh là: Enterococcus; Streptococcus nhóm B, nhóm A; Enterobacteriaceae; Pseudomonas spp,…
Bên cạnh đó, bác sĩ cho biết những người phải thực hiện các thủ thuật ngoại khoa liên quan đến đường tiểu như tán sỏi, thông đường tiết niệu cũng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Nhiễm trùng đường tiểu cũng là kết quả của các vấn đề như: nhiễm khuẩn ổ bụng, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, rò tiêu hóa, rò bàng quang âm đạo
Các nguy cơ gây ra nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu gặp bạn ở cả nam nữ giới và bao gồm cả trẻ em. Có một số yếu tố nguy cơ khiến cho các đối tượng này dễ mắc bệnh.
Yếu tố làm trẻ em dễ bị nhiễm trùng đường tiểu là:
- Trẻ có giải phẫu bất thường trong thời tiết niệu
- Mắc hội chứng mất khả năng thải nước tiểu, khiến trẻ thường xuyên nhịn tiểu
- Bé chưa cắt bao quy đầu
- Bé bị táo bón gây chèn ép lên bàng quang
- Bàng quang bị mất kiểm soát
- Vệ sinh kém
Các yếu tố khiến người lớn dễ bị mắc bệnh đường tiểu là:
- Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình
- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
- Đã từng đặt ống thông tiểu
- Bị bại liệt, nằm một chỗ lâu ngày
- Sỏi thận
- Có hệ miễn dịch chủ yếu
- Đang điều trị bệnh bằng biện pháp ức chế miễn dịch
- Đang phải thực hiện xạ trị hoặc hóa trị
>> Xem ngay: Bệnh đường tiết niệu ở nữ
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh là:
- Đau rát và buốt khi đi tiểu: Căn bệnh thường khiến các mô đường tiết niệu bị tổn thương viêm nhiễm. Do đó, nước tiểu đi qua các mô này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau buốt.
- Tiểu sót: Bệnh nhân muốn đi tiểu, có cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu được rất ít và nước tiểu ngắt quãng.
- Đau vùng bụng dưới: Đau âm ỉ bụng dưới hoặc bị chuột rút là biểu hiện của bệnh viêm bàng quang.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi: Nhiễm trùng đường tiểu khiến cho nước tiểu có mùi rất khó chịu.
- Kiểm soát bàng quang kém: Người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi tiểu được rất ít.
Cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Căn bệnh này được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bệnh ở mức độ nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc uống, còn khi bệnh nặng thì phải truyền dịch. Để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc, người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao.
Người bệnh cũng sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu như: Negram, Nitrofurantoin, Mictasol Blue…
Bên cạnh đó, người bệnh phải áp dụng chế độ ăn thích hợp bao gồm: ăn nhạt, giảm đạm động vật, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn.
Nếu bị bệnh, viêm bể thận trong thời gian mang thai thì có thể phải áp dụng các biện pháp kích thích để non để ngăn ngừa sảy thai.
>> Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu khi mang thai
Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu
Ngay cả khi đã điều trị khỏi nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh vẫn có thể bị tái phát nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu:
- Uống đủ nước mỗi ngày: Bạn cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước, bao gồm cả nước lọc và nước ép hoa quả để làm sạch đường tiết niệu.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín: Sau khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn E coli lây nhiễm vào đường tiết niệu. Chú ý không thụt rửa sâu vào trong âm đạo và không tắm bồn quá lâu.
- Đi tiểu ngay khi mắc tiểu không nên nhịn tiểu thường xuyên
- Thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang dùng trong thời gian điều trị nhiễm trùng đường tiểu.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc chuyển sang dùng cốc nguyệt san.
- Lưu ý là các biện pháp tránh thai như màng ngăn âm đạo hoặc chất diệt tinh trùng có nguy cơ gây bệnh. Nếu muốn tránh thai lâu dài, hãy cân nhắc sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
- Không nên sử dụng nước hoa vùng kín
- Mặc quần lót có chất liệu cotton thoáng mát và kháng khuẩn tốt
Để ngăn ngừa căn bệnh này ở trẻ nhỏ, hãy thay đã và vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày. Ngoài ra, việc cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Đối với trẻ nam giới bị dài hẹp bao quy đầu, nên cân nhắc cắt bao quy đầu.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Căn bệnh này có thể gặp phải ở cả người lớn trẻ em nam và nữ giới nhưng xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Do đó, chị em nên chú ý trong việc vệ sinh và chăm sóc sức khỏe vùng kín. Hi vọng bạn đã nắm được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
>> Bác sĩ tư vấn miễn phí
>> Đọc ngay: Nam giới và nỗi sợ các bệnh lý hẹp bao quy đầu
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ