Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh khiến việc tiểu tiện trở nên khó khăn, không những thế còn để lại hậu quả nặng nề cho cơ thể. Để biết thêm các kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh gì?
Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu. Bệnh gây ra do các loại vi khuẩn tấn công vào hệ tiết niệu, dẫn tới những triệu chứng đặc trưng. Tùy thuộc vào vị trí của các cơ quan trong hệ bài tiết mà bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu chia thành hai nhóm sau đây:
– Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: viêm thận, viêm bể thận cấp tính và mạn tính.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến.
Các cơ quan trên có thể bị nhiễm khuẩn độc lập hoặc đồng thời xảy ra với nhau do lây lan. Trong một số trường hợp, bệnh có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng.
Chị em phụ nữ rất thường gặp bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tần suất cao gấp 5 lần so với nam giới. Trong khi đó, nam giới thường mắc bệnh này do nhiễm phải các vi khuẩn đặc hiệu như vi khuẩn lậu, vi khuẩn lao, hoặc do tắc đường bài niệu gây ra.
>> Tìm hiểu ngay: Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở khu vực nào. Nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiểu dưới thường gây ra các triệu chứng thường là:
- Tiểu đau, khó chịu, nóng rát.
- Tần suất đi tiểu tăng.
- Nước tiểu có mùi nồng, đục và có máu.
- Xuất hiện cơn đau vùng xương chậu hoặc bụng dưới.
- Nam giới xuất hiện trên triệu chứng đau trực tràng.
Trong khi đó bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu trên thường gây ảnh hưởng đến thận, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng máu. Người bệnh có thể bị huyết áp thấp, dẫn tới sốc và tử vong. Những triệu chứng điển hình khi mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên là:
- Xuất hiện cơn đau hai bên hông và lưng trên.
- Ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên có thể phân thành tác nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ.
Tác nhân gây bệnh
Trong những tác nhân gây bệnh trên, có tới hơn 90% là vi khuẩn gram âm, trong đó:
- E. Coli chiếm 60 – 70%
- Klebsiella chiếm 15 – 20%
- Proteus mirabilis chiếm 10 – 15%
- Enterobacter chiếm 5 – 10%
Vi khuẩn Gram dương chỉ chiếm chưa tới 10%
- Enterococcus chiếm 2%
- Staphylococcus chiếm 1%
- Các vi khuẩn khác chiếm 3 – 4%.
Yếu tố nguy cơ
Thông thường người bệnh dễ mắc căn bệnh này do các yếu tố nguy cơ sau:
- Thường xuyên quan hệ tình dục, quan hệ với nhiều người cùng lúc.
- Phụ nữ đang ở thời kỳ mãn kinh.
- Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.
- Đang phải đặt ống thông tiểu.
- Bị bại liệt, chấn thương ,phải nằm bất động lâu ngày.
- Đang phải dùng biện pháp ức chế miễn dịch.
- Đang phải thực hiện hóa trị hoặc xạ trị.
- Bị sỏi thận.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không khó để điều trị nhưng cần phải điều trị từ sớm. Nếu không bệnh sẽ ngày càng lây lan và gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như:
- Gây nhiễm trùng máu, làm tăng nguy cơ tử vong.
- Gây suy thận cấp, áp xe quanh thận, viêm thận, viêm bể thận cấp.
- Gây nhiễm trùng thận ở trẻ em bị trào ngược bàng quang niệu quản, dẫn tới nguy cơ suy thận mãn tính.
- Khiến phụ nữ mang thai bị sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra bị nhiễm trùng sơ sinh hoặc thiếu cân.
- Gây hẹp niệu đạo ở nam giới.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ra sao?
Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân được điều trị bằng cách cho dùng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Theo đó, loại thuốc bác sĩ sử dụng là thuốc kháng sinh. Sử dụng loại thuốc nào, thời gian điều trị, cách sử dụng ra sao tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, sức khỏe người bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Có nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau có thể sử dụng. Trong đó, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kết hợp nhiều vị thuốc với nhau. Khi phối hợp, bác sĩ phải xem xét khả năng dị ứng thuốc, khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Mỗi ngày uống từ sáu đến tám cốc nước (khoảng 2 lít nước), nhờ đó các vi khuẩn gây hại có thể bị rửa trôi khỏi đường tiết niệu.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, đi tiểu thường xuyên khi có nhu cầu để tránh vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Tránh sử dụng thức uống chứa caffein; rượu bia vì sẽ gây kích thích bàng quang.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sau khi tiểu tiện, đại tiện cần lau từ trước ra sau bằng giấy sạch.
- Hạn chế tắm bồn, thay vào đó tắm bằng vòi hoa sen.
- Sử dụng bao cao su, màng ngăn âm đạo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; đảm bảo sạch khuẩn, không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Chọn đồ lót thoáng mát, rộng rãi thoải mái, làm từ chất liệu vải cotton. Tránh những quần lót làm từ vật liệu tổng hợp, bí bách và chật chội.
- Trước và sau khi quan hệ tình dục cũng cần vệ sinh sạch sẽ. Nên đi tiểu sau khi quan hệ để rửa trôi mầm bệnh ra ngoài.
Cha mẹ cũng có thể phòng ngừa căn bệnh này cho bé bằng cách thường xuyên thay tã cho bé, không cho bé tắm bồn quá nhiều; cho bé uống đủ nước mỗi ngày, cho trẻ ăn trái cây, khuyến khích trẻ không nhịn tiểu…
Những ai gặp phải triệu chứng bất thường ở đường tiểu cần đi thăm khám ngay để có phương án điều trị phù hợp. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cũng giúp bạn sớm phát hiện ra các bất thường ở khu vực đường tiết niệu.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu; bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, ảnh hưởng; cách điều trị và phòng tránh. Hãy sớm điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên chần chừ hoặc chủ quan. Để càng lâu, bệnh càng dễ tiến triển thành mạn tính và gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe của bạn.
>> Bác sĩ tư vấn miễn phí
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ