Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ ở Việt Nam. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến sinh hoạt của chị em bị ảnh hưởng. Không những thế nó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho mẹ bầu. Vậy ngứa vùng kín khi mang thai là nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời cho riêng bạn!
Ngứa vùng kín khi mang thai nguyên nhân là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai. Những nguyên nhân gây ra ngứa phổ biến nhất bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín ở nữ với. Cụ thể khi mang thai, trong cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều progesteron và ostrogen. Những hoóc-môn này gây ảnh hưởng tới cân bằng nồng độ pH bên trong âm đạo. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng khô âm đạo, gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mẹ bầu. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng có thể khiến da âm đạo của bạn bị giãn, làm tăng tình trạng khô ngứa. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở những người từng mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc có tiền sử khô âm đạo.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là những viêm nhiễm xảy ra ở khu vực âm đạo do các tác nhân trực tiếp là vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Đây là căn bệnh phụ khoa phổ biến gây ra tình trạng ngứa ngáy ở nữ giới.
Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là những viêm nhiễm xảy ra ở cổ tử cung do các tác nhân gây hại phát triển và gây bệnh. Đây cũng là một trong những căn bệnh phụ khoa điển hình gây ra triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai.
Mắc bệnh lây qua đường tình dục
Ngứa âm đạo có thể xuất hiện khi bạn bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có thể kể đến như lậu, mụn rộp sinh dục, chlamydia… Chúng thường gây ra các triệu chứng khác như âm đạo có mùi hôi, đau rát, tấy đỏ, tiết dịch âm đạo…
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến gây ra tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai. Vi khuẩn E coli là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh. Người bệnh sẽ gặp phải sự khó khăn đi đi tiểu, luôn buồn tiểu, tiểu rát buốt, tiểu nhỏ giọt…
Nhiễm ký sinh trùng (rận mu, ghẻ)
Rận mu, con ghẻ là những ký sinh trùng thường gặp ở vùng kín nữ giới. Chúng gây ra tình trạng ngứa ngáy trên da hoặc khu vực lông mu rậm rạp. Đây là những căn bệnh da liễu có thể lây lan.
Các nguyên nhân gây ngứa vùng kín khác khi mang thai
Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai như:
- Vệ sinh vùng kín sai cách và không sạch sẽ.
- Dị ứng với dung dịch vệ sinh phụ nữ hay xà bông.
- Mặc đồ lót bí, nóng, chật chội…
Các nguyên nhân này không nguy hiểm như các nguyên nhân bệnh lý. Chúng có thể được khắc phục bằng cách tuân thủ những những những thói quen sống khoa học.
Ngứa vùng kín khi mang thai: các triệu chứng nguy hiểm khác
Những triệu chứng nguy hiểm đi kèm tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai mà mẹ bầu cần chú ý bao gồm:
- Rét run, ớn lạnh, lên cơn sốt.
- Chán ăn, buồn nôn, mỏi mệt, đau đầu, đau người…
- Tiết nhiều khí hư có tính chất bất thường, có sự thay đổi về trạng thái, màu sắc mùi khí hư.
- Đi tiểu gặp rối loạn, tiểu mủ, tiểu máu, tiểu lắt nhắt, tiểu rát buốt…
- Quan hệ tình dục nhiều xuất hiện cảm giác đau.
- Xuất huyết vùng kín rất bất thường.
- Âm đạo, âm hộ sưng tấy, nóng đỏ, đau rát…
Khi gặp phải những triệu chứng trên, tốt nhất mẹ bầu cần đến cơ sở y tế khám để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Ngứa vùng kín khi mang thai: nguy hiểm ra sao?
Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà còn có thể gây ra những tác động không tốt với thai nhi.
Với mẹ bầu
Tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng tới mẹ bầu như:
- Gây ra những bất tiện trong sinh hoạt: Vì ngứa ngáy nên mẹ bầu không thể tập trung làm các công việc hàng ngày. Các hoạt động như vệ sinh cá nhân nghỉ ngơi hoặc quan hệ tình dục đều bị ảnh hưởng.
- Gây tổn thương vùng kín: Nhiều mẹ bầu khi ngứa ngáy thường đưa tay xuống gãi. Hành động này sẽ khiến tổn thương lan rộng, làm cơ quan sinh dục bị trầy xước. Điều đó khiến vi khuẩn có cơ hội lan rộng hơn, làm gia tăng viêm nhiễm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa: tác nhân gây bệnh lan rộng có thể gây ra các căn bệnh như viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm tắc vòi trứng… Các tình trạng này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mẹ bầu nếu không được khắc phục sớm.
Với thai nhi
Ngứa vùng kín khi mang thai lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi như sau:
- Khiến mẹ bầu luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, gây ảnh hưởng lên tâm lý. Lúc này mẹ bầu thường chán ăn, mỏi mệt, khiến thai nhi trong bụng không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.
- Nếu trẻ sinh thường, khi đi qua đường sinh dục sẽ bị nhiễm khuẩn. Lúc này trẻ dễ mắc các bệnh về mắt, bệnh đường hô hấp và bệnh trên da bẩm sinh.
- Nếu mẹ bầu sử dụng thuốc một cách tự ý để trị ngứa vùng kín thì có thể xuất hiện tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới thai nhi. Lúc này não bộ, xương và tim của bé dễ bị ảnh hưởng.
Vì các ảnh hưởng kể trên, mẹ bầu cần thận trọng khi bị ngứa vùng kín. Nếu không sớm có biện pháp khắc phục thì sẽ gây ảnh hưởng tới cả hai mẹ con.
Ngứa vùng kín khi mang thai: điều trị thế nào tại cơ sở y tế?
Các chuyên gia khuyên bạn khi bị ngứa vùng kín khi mang thai, tốt nhất hãy đến cơ sở y tế khám sản phụ khoa. Lúc này việc thăm khám, xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về căn bệnh bạn mắc phải. Từ đó phương pháp điều trị thích hợp được đưa ra.
Bác sĩ có thể cho bạn điều trị bằng thuốc tây y như thuốc đặt âm đạo, thuốc uống, dung dịch rửa âm đạo… Một số cơ sở y tế hiện nay còn đầu tư chú trọng các trang thiết bị hiện đại để điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Ví dụ tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội đang áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học để điều trị các mô viêm, giúp chị em phục hồi hiệu quả. Ngoài ra phòng khám này còn áp dụng các phương pháp đông tây y kết hợp để tạo ra hiệu quả điều trị kép. Nhờ đó đó bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, đồng thời tránh tái phát bệnh.
Ngứa vùng kín khi mang thai: mẹo chữa tại nhà
Ở nhà chị em cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để giảm tình trạng ngứa vùng kín như sau:
Trị ngứa vùng kín bằng nha đam
Các tinh chất chứa trong lá nha đam có khả năng giúp vùng kín hồng hào, làm sạch và trị ngứa hiệu quả. Chị em hãy tách lấy thịt lá nha đam, cắt nhỏ vào trong bát. Tiếp theo bạn ngâm nha đam trong nước muối khoảng 15 phút. Cuối cùng, chỉ cần dùng nha đam đã ngâm muối nhẹ nhàng chà xung quanh vùng kín. Sau 5 phút thực hiện, bạn rửa sạch vùng kín một lần nữa với nước.
Trị ngứa vùng kín bằng lá trà xanh
Bạn hãy đun một nồi nước, vò nát lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi cùng 1 thìa cà phê muối tinh. Sau khi nước đã sôi, bạn dùng nước đó để xông hơi và rửa vùng kín.
Ăn sữa chua
Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn nên có thể giúp âm đạo của bạn giữ cân bằng pH. Do đó bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày sữa chua không đường và ít chất béo. Trong các loại sữa chua bày bán trên thị trường, sữa chua Hy Lạp là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Sử dụng baking soda
Để sử dụng baking soda bạn hãy chuẩn bị trước một bồn nước, sau đó hòa baking soda vào trong nước. Tiếp theo bạn ngâm mình trong bồn nước từ 10 đến 15 phút. Baking soda sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn giảm ngứa vùng kín. Cuối cùng, đừng quên rửa lại vùng kín bằng nước thường, sau đó dùng khăn mềm lau khô. Mẹ bầu dùng cách này có thể giảm cơn ngứa hiệu quả.
Dùng kem chống ngứa
Nhiều loại kem được bày bán trên thị trường có tác dụng chống ngứa cho mẹ bầu. Tuy nhiên đối với các sản phẩm chứa hydrocortisone thì bạn nên thận trọng bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu dùng số lượng lớn. Tốt nhất khi dùng kem chống ngứa, hãy tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dùng khăn giấy ướt
Những loại khăn giấy ướt chứa chiết xuất từ cây phỉ có thể giúp bạn giảm ngứa vùng kín. Bởi lẽ loại khăn giấy này có chứa chất diệt khuẩn, giúp làm dịu vùng kín hiệu quả. Bạn có thể mua lại khăn giấy này trên thị trường để về sử dụng.
Chườm lạnh
Việc chườm một chiếc khăn lạnh lên vùng kín có thể giúp bạn giảm tình trạng ngứa tương đối hiệu quả. Khi tắm bạn cũng nên sử dụng nước mát, không nên dùng nước nóng. Bởi lẽ nước nóng có thể khiến da bạn bị kích thích, làm tình trạng ngứa thêm trầm trọng hơn.
Trị ngứa vùng kín bằng muối
Muối có công dụng sát khuẩn rất hiệu quả. Vì thế chị em có thể vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước muối sinh lý tại nhà.
Ngứa vùng kín khi mang thai và cách phòng tránh
Khi mang thai chị em phụ nữ có thể phòng tránh tình trạng ngứa vùng kín bằng cách sau:
- Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch. Không thụt rửa âm đạo và không sử dụng dung dịch vệ sinh kích ứng.
- Sau khi đi vệ sinh hãy dùng giấy mềm lau sạch vùng kín, không lau từ đằng trước và đằng sau.
- Dùng quần lót thông thoáng, thấm hút, khô ráo, sạch sẽ.
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vận động nhẹ nhàng, không thức khuya, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp…
Lời kết
Hi vọng những chia sẻ trên đây trong bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai. Qua đó các mẹ bầu có cách xử lý phù hợp nếu xuất hiện tình trạng ngứa vùng kín, nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.
>> Xem ngay: Thuốc 7 màu trị ngứa vùng kín