Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề không hề xa lạ với bất cứ chị em phụ nữ nào. Vì tính chất thường gặp nên không người chủ quan không tìm hiểu kỹ càng. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Do nguyên nhân nào gây ra? Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây.
Kinh nguyệt là gì? Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Theo đó, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý xảy ra khi bước vào tuổi dậy thì và kéo dài đến hết thời kì mãn kinh.
Đây là tình trạng chảy máu ở vùng kín do không có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc ở thành tử cung cùng trứng bị thoái hóa, các chất dịch nhầy và máu sẽ bị tống xuất ra bên ngoài qua các cơn co bóp tử cung.
Kinh nguyệt xảy ra theo một chu kỳ nhất định. Và tùy vào cơ địa của mỗi người mà độ dài chu kỳ, ngày hành kinh và lượng máu kinh sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, một người khỏe mạnh sẽ có kỳ kinh sẽ dao động trong khoảng từ 28 – 32 ngày, với số ngày hành kinh từ 3 – 5 ngày và lượng máu kinh là từ 30 – 80ml.
Rối loạn kinh nguyệt được hiểu là tập hợp các biểu hiện bất thường xảy ra ở trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ như:
- Kinh ra quá nhiều hoặc quá ít
- Kì kinh quá ngắn hoặc quá dài
- Rong kinh
- Vô kinh
- Mất kinh
- Máu kinh có màu nâu, đen
- Đau bụng kinh dữ dội
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở người phụ nữ thường có liên quan mật thiết tới chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung,… Do đó, các chị em cần phải thật cẩn trọng đối với hiện tượng này.
Vì sao nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt không phải do một nguyên nhân gây ra mà nó do vô số nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể liệt kê một số lý do chính khiến kì kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn gồm:
Do tâm lý:
Chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý. Bởi vậy, khi gặp phải những vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo âu, stress kéo dài… thì việc kinh nguyệt bị rối loạn hoàn toàn có thể xảy ra.
Mất cân bằng nội tiết tố:
Nữ giới đang mang thai, cho con bú hoặc bước sang giai đoạn mãn kinh sẽ khiến cho nội tiết tố nữ bị rối loạn hoặc suy giảm dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường, lượng máu kinh có thể ra nhiều hoặc ra ít…
Bệnh phụ khoa:
Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Các chị em phụ nữ khi mắc phải các bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng (u xơ tử cung, buồng trứng đa đang…) có thể gặp phải hiện tượng kinh nguyệt không đều, máu kinh ra thất thường.
Chế độ ăn uống không đảm bảo:
Việc cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cũng sẽ gây cản trở sự kích thích của não tiết ra estrogen. Khi hàm lượng estrogen thấp sẽ làm ảnh hưởng đến việc rụng trứng và khiến cho kỳ kinh nguyệt của chị em có thể ra ít hơn bình thường.
Thay đổi môi trường sống:
Môi trường sống hay việc sinh hoạt thường ngày bị thay đổi đột ngột khiến nhiều chị em không kịp thích ứng. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, khiến kỳ kinh bị rối loạn bất thường.
Các nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì chị em có thể gặp phải hiện tượng này do sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp hay thuốc khác sinh …( thường do tác dụng phụ của thuốc gây nên), hay vận động quá sức, sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt dù bắt nguồn từ lý do nào thì cũng đều có thể để lại những hậu quả xấu cho người phụ nữ. Đặc biệt, khi căn nguyên của tình trạng này là do các bệnh lý gây ra thì tác hại của nó lại càng nghiêm trọng hơn.
- Gây vô sinh: trường hợp nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý về tử cung hay buồng trứng có thể dẫn đến việc rụng trứng không theo một chu kỳ nhất định, thậm chí là trứng không rụng khiến cho việc thụ thai xảy ra khó khăn hơn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh có chị em phụ nữ.
- Gây tình trạng thiếu máu: những chị em có lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể gây ra thiếu máu cấp tính khiến chị em hay bị mệt mỏi, chóng mặt, thở gấp, da xanh xao nhợt nhạt…
- Gây ra các bệnh lý phụ khoa ác tính: những bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt như viêm cổ tử cung, buồng trứng đa nang… nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…
- Ảnh hưởng tới sắc đẹp: nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt thường danh bị lão hóa da, có thể xuất hiện nhiều vết nhăn, xạm và tàn nhang. Đồng thời, việc đào thải các độc tố ra bên ngoài kém khiến sức khỏe nhanh bị giảm sút.
Chính vì vậy, khi có các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Các bạn nữ hãy thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và áp dụng cách chữa phù hợp.
CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN KINH NGUYỆT NHƯ THẾ NÀO?
Phụ nữ nên có thói quen theo dõi chu kỳ kinh của mình để sớm nhận biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hiện nay có rất nhiều app giúp theo dõi chu kỳ kinh. Lượng máu kinh và cả những thay đổi của cơ thể để đưa ra dự báo.
Khi thấy mình thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra các bộ phận của cơ quan sinh sản. Bao gồm: vùng chậu, tử cung, âm đạo xem có bị viêm nhiễm không. Để xác định chính xác thì bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm và các biện pháp chẩn đoán như sau:
- Xét nghiệm Pap smear loại trừ khả năng ung thư
- Xét nghiệm máu để xác định mức độ mất cân bằng nội tiết tố
- Xét nghiệm nước tiểu
- Sinh thiết nội mạc tử cung để phân tích kỹ hơn
- Soi buồng tử cung để xác định có bất thường hay không
- Siêu âm hình ảnh tử cung
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Dựa vào kết quả chẩn đoán và kết luận bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Nếu do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra thì được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Nếu do bệnh tuyến giáp hoặc các vấn đề rối loạn nội tiết thì được điều trị bằng liệu pháp hormone. Thuốc tránh thai cũng là một giải pháp hữu hiệu để làm giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và điều tiết chu kỳ kinh.
Nếu rối loạn kinh nguyệt do những nguyên nhân cơ năng. Thói quen sinh hoạt gây ra thì có thể điều trị tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp để giúp chu kỳ kinh ổn định hơn:
Xây dựng nếp sống khoa học
Bạn nên có một lối sống khoa học, lành mạnh từ chế độ ăn uống cho đến làm việc và nghỉ ngơi. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý. Tích cực tập thể dục, vận động cơ thể mỗi ngày 20-30 phút. Không nên làm việc quá sức, có thời gian nghỉ ngơi thư giãn.
Giữ tâm lý thoải mái
Tránh áp lực căng thẳng trong một thời gian dài. Nếu có chuyện gì gây căng thẳng bạn nên tìm cách giải quyết và giải tỏa tâm lý. Thường xuyên thực hiện các hoạt động làm thư giãn tâm trí như nghe nhạc. Vận động, thiền, yoga, trò chuyện với bạn bè…
Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là một giải pháp giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Trước khi sử dụng bạn nên xin tư vấn của bác sĩ.
Hạn chế các chất kích thích
Nên hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích. Đây là những chất không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn làm lão hóa da.
Điều trị bệnh lý
Nếu có bệnh lý về tuyến giáp và tiểu đường bạn nên điều trị triệt để để tránh ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra khi bị căn bệnh này và ảnh hưởng đến sức khỏe. Sinh hoạt hàng ngày bạn nên đi thăm khám sớm để được điều trị.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về rối loạn kinh nguyệt. Tuy đây là vấn đề thường gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Cần theo dõi để sớm có những biện pháp điều trị hợp lý.
>> Xem ngay: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh