Dấu hiệu nhận biết Bệnh Giang mai :
Bệnh giang mai có thời gian phát triển qua nhiều thời kỳ. Trong mỗi thời kỳ các triệu chứng bệnh sẽ có sự thay đổi khác nhau. Bao gồm:
Thời kỳ 1: Đây là thời kỳ ủ bệnh và các triệu chứng bệnh thường kéo dài trong khoảng 3 tuần.
- Nổi các nốt săng giang mai ở vị trí bị lây nhiễm
- Nổi hạch 2 bên vùng bẹn.
- Sau một vài tuần các nốt săng sẽ tự lành lại và không để lại sẹo
Thời kỳ 2: Thường bắt đầu sau khoảng 45 ngày kể từ khi có săng giang mai và kéo dài tới 2 – 3 năm.
- Nổi các mảng sần, nốt ban đỏ rải rác ở các vị trí khác nhau trên cơ thể
- Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài
- Đau cơ, đau họng
- Nổi hạch
- Rụng tóc bất thường
Thời kỳ tiềm ẩn:
Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường không biểu hiện ra ngoài. Nó sẽ kéo dài trong nhiều năm liền và âm thầm chuyển sang giai đoạn cuối.
– Thời kỳ 3: Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau khoảng từ 10 – 40 năm kể từ thời điểm bị nhiễm bệnh. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể như: não, tim, mắt, gan, xương khớp… và gây ra nhiều thiệt hại về sức khỏe.
Giang mai là một căn bệnh xã hội vô cùng nguy hại. Không chỉ có diễn biến phức tạp. Bệnh giang mai còn có thể kéo dài trong nhiều năm liền và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là nhiễm khuẩn thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tác nhân chính gây ra bệnh lý này là xoắn khuẩn giang mai nhạt màu có tên khoa học là Treponema pallidum. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sản theo lối phân chia từ 30-33h/lần. Bởi vậy khi xâm nhập vào cơ thể, nó có thể lây lan rất nhanh và khó kiểm soát.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Bệnh giang mai thường lây nhiễm vào cơ thể từ nhiều con đường khác nhau. Trong đó chủ yếu là từ các con đường sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn theo mọi hình thức như qua âm đạo, hậu môn hay đường miệng.
- Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, nhất là khi trên da có vết thương hở
- Lây nhiễm qua việc nhận – truyền máu hay dùng bơm kim tiêm
- Lây từ mẹ sang con khi mang thai và sinh nở theo đường sinh dục
Sự nguy hại của bệnh giang mai
Giang mai được xác định là căn bệnh xã hội có mức độ nguy hiểm rất cao đối với con người. Bởi nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây tổn thương tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể
- Tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng
- Dẫn tới các bệnh lý nguy hạ như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, rối loạn tâm thần, viêm gan, bại liệt…
- Tăng cơ hội lây nhiễm HIV
- Gây dị tật bẩm sinh hoặc tử vong cho thai nhi
Chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai
Để chẩn đoán, người bệnh sẽ cần phải thăm khám các triệu chứng lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
- Soi kính hiển vi trường tối
- Sàng lọc RPR
- Tìm kháng thể đặc hiệu
- Xét nghiệm huyết thanh
Hiện nay, cách điều trị bệnh ở tất cả các giai đoạn chủ yếu là dùng kháng sinh Penicillin. Đây là một loại kháng sinh có thể giúp tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai hiệu quả.
Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với Penicillin, bác sĩ sẽ thay thế loại kháng sinh khác có hiệu quả tương tự hoặc khử nhạy với Penicillin. Đối với phụ nữ mang thai, tùy theo thời kỳ phát triển của thai mà bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị phù hợp.
Phòng tránh bệnh giang mai
Đề phòng tránh nguy cơ mắc. Mỗi người trong chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy
- Quan hệ tình dục an toàn
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
- Không có kế hoạch mang thai khi mắc bệnh
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Bệnh giang mai có thể gây ra nhiều tổn hại tới sức khỏe con người. Bởi vậy việc nắm được các kiến thức về bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh giang mai. Từ đó giúp cho việc nhận biết và phòng tránh bệnh đạt hiệu quả cao hơn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ