Nếu bạn bỗng nhiên gặp phải tình trạng bụng to và căng cứng bất thường thì cần lưu ý. Nếu không phải do béo phì hoặc đang mang thai, đó có thể là triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa, tiết niệu hoặc bệnh phụ khoa. Cụ thể đó là những căn bệnh nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn!
Bụng to và cứng do bệnh lý đường tiêu hóa
Những bệnh lý đường tiêu hóa dẫn tới tình trạng bụng to và căng cứng là:
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là những rối loạn xảy ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn, do sự co thắt cơ trong hệ tiêu hóa gây ra. Các triệu chứng điển hình như:
- Bụng bỗng nhiên to lên bất thường, căng cứng, khiến người bệnh bị đau quặn từng cơn hoặc đau bụng âm ỉ.
- Ăn không tiêu, chướng bụng.
- Khi đi ngoài thấy phân lỏng hoặc bị táo bón. Đại tiện khó khăn.
Hội chứng ruột dễ bị kích thích (IBS)
Đây cũng là một trong những căn bệnh khiến bụng phình ra. Sự rối loạn chức năng đường ruột gây ra căn bệnh này. Khi mắc hội chứng ruột dễ bị kích thích người bệnh sẽ xuất hiện những cơn tiêu chảy hoặc táo bón, đồng thời đau bụng kéo dài.
Bụng to và cứng do bệnh lý đường tiết niệu
Các bệnh lý đường tiết niệu cũng có thể gây ra triệu chứng bụng to và cứng ở cả nam giới và nữ giới.
Viêm bàng quang
Nếu bạn bị bụng to và căng cứng kèm theo những triệu chứng bất thường về đường tiểu, bạn có thể đã bị viêm bàng quang. Đó là những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, trong nước tiểu có lẫn máu…
Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là sự tích tụ âm thầm của chất canxi trong nước tiểu cho tới khi tạo thành viên sỏi. Chỉ khi thấy bụng trở nên đau quặn dữ dội, cơn đau lan sang vùng bẹn, cơ quan sinh dục và thắt lưng, người bệnh mới phát hiện ra căn bệnh này. Bệnh đi kèm theo chứng tiểu rắt buốt, tiểu đau đớn, khó tiểu.
Bụng to và cứng do bệnh lý phụ khoa
Đối với nữ giới, tình trạng bụng to và cứng còn có thể do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Đó là những căn bệnh sau:
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là một bệnh lý phụ khoa điển hình hình mà chị em cần lưu ý. Nó có thể gây lây lan viêm nhiễm sang tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, và biến chứng thành hiếm muộn vô sinh nữ.
Khi mắc viêm vùng chậu, người bệnh sẽ đau rát vùng kín, đặc biệt khi quan hệ tình dục. Tiết dịch âm đạo bất thường, buồn tiểu thường xuyên, bụng dưới to lên, căng tức và đau âm ỉ… cũng là những triệu chứng của bệnh.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là căn bệnh gây ra do xuất hiện những khối u lành trong hoặc trên thành tử cung. Chúng còn được gọi là nhân xơ tử cung. U xơ có thể là một khối hoặc nhiều khối, với kích thước đa dạng, dao động từ 1 đến 20 mm. Nếu u xơ tử cung trở nặng, lớn lên về kích thước, nó sẽ chèn ép lên bàng quang. Lúc này bụng người bệnh trở nên cứng và phình ra bất thường, trông giống như đang mang thai.
Khi bị u xơ tử cung, người bệnh gặp phải các triệu chứng: đau khi giao hợp, đau tức vùng chậu, đi tiểu thường xuyên, rong kinh, bụng to, táo bón…
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng cũng là một bệnh lý khiến bụng to và cứng ở nữ giới. Đây là tình trạng mọc lên những khối u trong buồng trứng, trong khối u chứa dịch. Những khối u có kích thước và hình dạng khác nhau.
Người bị u nang buồng trứng sẽ cảm thấy bụng dưới căng tức, có cảm giác nặng, đau khi quan hệ tình dục, đau vùng thắt lưng, đau trong chu kỳ kinh nguyệt… Người bệnh cũng chảy máu âm đạo bất thường, gặp khó khăn khi tiểu tiện thường xuyên, đi tiểu căng tức ngực…
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng được các chuyên gia xếp vào bệnh lý nguy hiểm, gây ra mối đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh. Những khối u ác tính khi lớn không được tầm soát tốt sẽ khiến người bệnh tử vong. Bụng dưới to lên và cứng là triệu chứng điển hình của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng rối loạn kinh nguyệt, rối loạn đường tiết niệu, bụng dưới đau dữ dội…
Khi bị bụng to và cứng cần làm gì?
Khi bị bụng to và cứng, các chuyên gia khuyên bạn nên theo dõi dấu hiệu của cơ thể. Nếu nó đi kèm triệu chứng tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng dữ dội… thì cần thăm khám ngay tại cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn, sau đó cung cấp phương án điều trị thích hợp tùy theo từng nguyên nhân gây ra bệnh.
Việc điều trị tại cơ sở y tế có thể bằng biện pháp nội khoa, ngoại khoa hoặc vật lý trị liệu. Trong quá trình điều trị bạn cần tuân theo yêu cầu của bác sĩ. Đồng thời tại nhà, cũng nên tự mình chăm sóc sức khỏe, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Đó là cách giúp bạn thoát khỏi hỏi căn bệnh này một cách nhanh nhất.
Qua bài viết trên, bạn đã nắm được những bệnh lý gây ra tình trạng bụng to và cứng ở cả nam giới và nữ giới. Trong những căn bệnh này, có bệnh lý gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe và tính mạng. Đó là lý do bạn cần tuyệt đối tránh tâm lý chủ quan!