Tiểu đêm có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy, trường hợp bạn đi tiểu đêm, nhất là khi tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài cần thăm khám càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thề nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm cũng như biện pháp khắc phục.
Tiểu đêm là gì? Đêm đi tiểu mấy lần là bình thường?
Ở người trưởng thành, bàng quang có thể chứa khoảng 300 – 400ml dung dịch. Khi lượng dung dịch trong bàng quang đầy sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ tạo ra phản xạ đi tiểu.
Tuy nhiên, phản xạ này có thể được kiểm soát bằng thần kinh theo ý muốn Vì vậy, một người có thể ngủ 6 – 8 tiếng, không cần tỉnh giữa đêm để đi tiểu do thần kinh ức chế sự co bóp của bàng quang.
Trường hợp đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn 2 lần và diễn ra trong thời gian dài thì được gọi là tiểu đêm. Tình trạng tiểu đêm có thể không hoặc có kèm theo các triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu rỉ cuối dòng… Những người tiểu đêm có nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường. Bởi nó có thể có mối liên quan giữa tiểu đêm với bệnh lý nội tiết và tim mạch.
Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm
bệnh tiểu đêm nguyên nhân do đâu
Nguyên nhân gây tiểu đêm rất đa dạng, có thể là do bệnh lý hoặc không bệnh lý. Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi, trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ.
Mất cân bằng dịch
Mất cân bằng dịch là tình trạng lượng nước trong cơ thể tăng nhanh vượt mức 40 ml trên mỗi kg trong 24 giờ. Mất cân bằng dịch có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều về đêm.
Nguyên nhân khiến mất cân bằng dịch có thể là do:
- Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, có tác dụng lợi tiểu, dễ kích thích bàng quang và gây ra tình trạng tiểu đêm
Đa niệu về đêm
Đa niệu về đêm cũng có thể là nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần. Tình trạng lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn 35% tổng lượng nước tiểu 24 giờ được gọi là đa niệu về đêm. Nghĩa là lượng nước tiểu chỉ cao vào ban đêm còn trong ngày thì lượng nước tiểu bình thường hoặc giảm.
Các nguyên nhân gây đa niệu về đêm có thể bao gồm:
- Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (hơi thở bị gián đoạn hoặc ngừng lại nhiều lần trong khi ngủ);
- Dùng thuốc lợi tiểu gần giờ ngủ;
Bệnh tiểu đêm xảy ra do vấn đề về thần kinh
Như chia sẻ phía trêm, bàng quang ở người bình thường có thể chứa từ 300 – 400 ml dung dịch. Khi thận bài tiết nước tiểu xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ mắc tiểu. Trong khi đó, bàng quang được kiểm soát bởi não, tủy sống, đoạn S1,S2 và hệ thần kinh ngoại biên.
Vì thế, các vấn đề về thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, dẫn tới tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
Một số vấn đề liên quan đến thần kinh dẫn tới bệnh tiểu đêm nhiều lần gồm:
- Xơ cứng rải rác từng đám;
- Hội chứng chèn ép tủy sống;
Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng rối loạn chức năng giữ nước tiểu của bàng quang. Cụ thể, bàng quang sẽ co bóp bất thường cũng như không có sự kiểm soát, có thể co bóp khi bàng quang chưa đầy nước tiểu, dẫn đến cảm giác mót tiểu đột ngột, đòi hỏi phải đi tiểu ngay lập tức.
Ngoài mót tiểu, khi bị bàng quang tăng hoạt, người bệnh còn thường kèm theo triệu chứng són tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lại không có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu nào khác như tiểu buốt, tiểu rát, đau khi đi tiểu,…
Thoát vị địa đệm, chấn thương tủy sống, chấn thương sau phẫu thuật vùng chậu, biến chứng của bệnh lý nhiễm trùng như giang mai, herpes hay nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mãn kinh là những nguyên nhân có thể khiến bàng quang tăng hoạt.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng bất kỳ cơ quan nào của đường tiết niệu (bàng quang, niệu đạo, thận, niệu quản) bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, thường gặp là vi khuẩn E. coli.
Nhiễm trùng tiết niệu gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần, ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như tiểu lắt nhắt, cảm thấy nóng buốt, đau rát, khó chịu vùng bụng dưới.
Nhiễm trùng đường tiểu không điều trị sớm có thể gây biến chứng viêm nhiễm diện rộng. Nguy hiểm hơn khi bệnh tiến triển nặng, gây viêm cầu thận, bể thận sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Tiểu đêm nhiều lần là bị bệnh gì? Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là nguyên nhân tiểu đêm nhiều ở nam giới.
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, là bệnh lý phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh lý lành tính này không phải ung thư, nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng trong sính hoạt hàng ngày của phái mạnh. Khoảng 50% nam giới từ 51 – 60 tuổi và 90% ở các quý ông độ tuổi trên 80 chịu những ảnh hưởng từ căn bệnh này.
Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo. Vì thế, khi tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy, đồng thời cũng khiến thành bàng quang dày lên gây khó khăn khi làm trống nước tiểu.
Dẫn tới, khi mắc tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, người bệnh thường có biểu hiện rối loạn tiểu tiện với các triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp) và triệu chứng tắc nghẽn (tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu không hết…).
Mang thai – Nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm nhiều lần là một triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai. Nguyên nhân phụ nữ có thai hay đi tiểu đêm là do sự thay đổi nội tiết tố HCG khiến cho máu lưu thông ở vùng chậu nhiều hơn, giảm dung tích chức năng bàng quang.
Ngoài ra, ở những tháng thai kỳ cuối, khi thai nhi phát triển lớn tạo áp lực lên bàng quang, dẫn tới chị em đi tiểu nhiều hay tiểu đêm nhiều.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Thuốc có tác dụng điều trị bệnh nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiểu đêm. Những loại thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc trợ tim, thuốc lợi tiệu thường khiến người bệnh tiểu đêm nhiều lần.
Lão hóa
Ở người lớn tuổi, theo thời gian, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy giảm dần. Khi đó, khả năng sản xuất hormon chống bài niệu cũng suy giảm suy giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên, đặc biệt vào ban đêm. Thêm vào đó cơ thắt bàng quang cũng đã suy yếu và lỏng lẻo khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang càng khó khăn hơn nên dễ gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
Những biến chứng tiềm ẩn của tình trạng tiểu đêm
Những biến chứng tiềm ẩn của tình trạng tiểu đêm
Bệnh tiểu đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Nếu tình trạng tiểu đêm diễn ra với tần suất dày đặc nhưng không được chữa trị, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, làm gián đoạn giấc ngủ. Thời gian dài, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới trí nhớ sụt giảm, mệt mỏi khi thức dậy. Nhiều trường hợp bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần.
- Tăng tỷ lệ tai biến, tử vong
Ở những người lớn tuổi, tiểu đêm nhiều lần có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp, tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong do đột quỵ (tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, ngã chấn thương…).
Nguyên nhân là do thức dậy vào ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, giảm linh hoạt, các giác quan đều kém tinh tế, thay đổi nhiệt độ đột ngột trong phòng với bên ngoài.
Tiểu đêm do những bệnh lý tuyến tiền liệt, tiểu đường hay bệnh thận, nếu trì hoãn điều trị có thể gây tổn thương khó hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tăng nguy cơ xảy ra biến chứng khó lường.
Chính vì vậy, khi có dấu hiệu tiểu đêm, đặc biệt là diễn ra với tần suất dày đặc, bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để điều trị khỏi, tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Biện pháp khắc phục tiểu đêm
Biện pháp khắc phục tiểu đêm
Để khắc phục hiệu quả bệnh tiểu đêm cần các định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Điều này đòi hỏi người bệnh cần đi khám. Bác sĩ sẽ thông qua kết quả của các hạng mục thăm khám, từ đó xác định nguyên nhân tiểu đêm và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Người bệnh có thể dùng thuốc để điều trị hoặc có thể cần phẫu thuật để điều trị bệnh kết hợp như bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hiện đã có chỉ định cắt bướu.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt cải thiện nhanh tình trạng tiểu đêm. Cụ thể:
- Người bệnh nên hạn chế uống nước ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ, đồng thời, tránh sử dụng sản phẩm lợi tiểu như rượu, bia, thuốc lá
- Trong bữa ăn, bạn nên hạn chế ăn mặn vì ăn mặn khiến bạn khát nước hơn dẫn tới uống nhiều nước hơn và có thể gây tiểu đêm
- Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn các loại trái cây nhiều nước như bưởi, dưa hấu, cam…
- Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ, kê cao chân khi ngủ.
- Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, phấn khích trước khi ngủ.
- Tăng cường tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đêm chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Tiểu đêm có thể gây ra những biến chứng tiền ẩm, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan trước tình trạng này, hãy đi khám sớm nếu đi tiểu đêm kéo dài. Nếu bạn cần tư vấn thêm về tiểu đêm, liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội qua Hotline 0947209728 – 0332358909 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc.