Bệnh sùi mào gà ở nữ giới không dễ phát hiện như nam giới. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Đây là lý do chị em nên quan tâm tới căn bệnh này. Vậy bệnh sùi mào gà ở nữ giới thực chất là gì? Căn bệnh này có nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Sùi mào gà là căn bệnh lây lan phổ biến trong cộng đồng, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Vì là bệnh lây truyền qua đường tình dục điển hình nên cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh. Sùi mào gà do virus HPV hay Human papilloma gây ra. Các nhà khoa học đã phân lập được hơn 100 chủng virus HPV khác nhau, trong số đó có tới 30 – 40 chủng gây ra bệnh sùi mào gà tại khu vực hậu môn – sinh dục.
Có hai nhóm virus HPV như sau:
- Nhóm 1, hay nhóm sinh ung thư: gồm 15 đến 20 loại HPV, trong đó loại số 16 và 18 dễ gây nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Nhóm 2, hay nhóm không sinh ung thư: Trong nhóm này, virus HPV số 6 và số 11 là tác nhân chính gây bệnh sùi mào gà trên người.
Do cấu trúc cơ quan sinh dục ở nữ giới có phần phức tạp nên việc điều trị căn bệnh sùi mào gà ở nữ trở nên khó khăn hơn so với nam giới. Đây là lý do chị em không nên có tâm lý chủ quan với căn bệnh này.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Có 4 nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh như sau:
- Giao hợp với người bị mắc bệnh sùi mào gà mà không dùng biện pháp bảo vệ.
- Lây nhiễm qua vết thương hở trên niêm mạc da.
- Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc khi sinh thường.
- Dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh sùi mào gà.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Dấu hiệu của bệnh giai đoạn đầu không mấy rõ ràng. Tuy nhiên chị em có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Vùng kín sinh dục nổi mụn thịt màu hồng hoặc trắng, nhỏ như hạt gạo. Mụn này không gây ngứa, không gây đau, có đường kính từ 1 đến 2 mm.
- Qua thời gian các nốt mụn lớn dần, tụ lại trông như hoa mào gà, hoa súp lơ.
- Có dịch mủ vàng chảy ra nếu dùng tay ấn vào mụn. Khi mụn vỡ gây đau rát.
- Quan hệ tình dục cảm thấy đau, suy giảm ham muốn tình dục.
- Chán ăn, mệt mỏi.
- Tiết khí hư bốc mùi tanh, đổi màu sắc, khí hư nhiều bất thường.
Cách chữa trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Hiện nay y học chưa có một loại thuốc nào có thể chữa triệt để bệnh. Các biện pháp hiện tại chỉ có thể giúp chị em làm thuyên giảm triệu chứng bệnh. Đó là các biện pháp như:
Liệu pháp làm lạnh
Đây là biện pháp sử dụng nitơ lỏng có nhiệt độ thấp để làm đóng băng mụn sùi mào gà. Tuy nhiên khi điều trị, người bệnh có thể bị nóng rát và đau đớn, đồng thời bị phồng rộp khu vực da được điều trị.
Đốt laser
Chiếu tia laser vào khu vực mọc mụn sùi mào gà để đốt cháy các mụn. Tuy nhiên phương pháp này cũng khiến người bệnh bị đau nhức ở vùng da được điều trị.
Phẫu thuật
Khi bệnh sùi mào gà quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm phẫu thuật. Phẫu thuật này nhằm bỏ đi phần da bị sùi mào gà của người bệnh. Quá trình phẫu thuật sẽ được gây tê để giúp người bệnh không thấy đau đớn.
Phương pháp ALA-PDT
ALA – PDT là phương pháp chiếu ánh sáng và tế bào mô bệnh để khiến chúng bị mất nước và hoại tử. Phương pháp này còn có khả năng kích thích tái tạo các tế bào lành, hạn chế đau đớn cho người bệnh, ngăn ngừa căn bệnh tái phát trở lại.
ALA – PDT là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu có hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh sùi mào gà hiện nay.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Vì sùi mào gà rất khó để phát hiện và điều trị, nên các chuyên gia khuyên chị em nên phòng tránh bệnh bằng các biện pháp sau:
- Làm giảm nguy cơ lây nhiễm tác nhân virus HPV khi quan hệ tình dục bằng cách sử dụng bao cao su.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, bao gồm cả khám da liễu hoặc phụ khoa để có thể phát hiện bệnh kịp thời.
- Giữ vệ sinh vùng kín mỗi ngày, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần lót với người khác.
- Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, không thuốc lá rượu bia.
- Chủ động tiêm vắc xin HPV để phòng tránh bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh sùi mào gà ở nữ giới một cách tóm lược và đầy đủ nhất. Hi vọng rằng qua các kiến thức trong bài, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà, từ đó chuẩn bị sẵn một tâm thế phù hợp để đối phó với bệnh.
>> Chat với bác sĩ
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ