Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em thường do vi khuẩn, virus gây nên. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến trẻ quấy khóc, sốt, đi tiểu nhiều lần. Vậy nên làm gì để khắc phục căn bệnh này.
Tại sao trẻ lại mắc nhiễm khuẩn tiết niệu?
Một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ là do vi khuẩn đường ruột E.coli, Enterococcus,…
Ngoài ra, một số yếu tố tăng khả năng nhiễm bệnh ở trẻ:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Do hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ
- Bất thường hệ tiết niệu ở trẻ, những bệnh lý về đường tiết niệu làm cho nước tiểu lưu thông không tốt, dẫn đến ứ đọng nước tiểu.
- Trẻ bị hẹp bao quy đầu
- Đường tiết niệu bị dị dạng bẩm sinh.
- Bàng quang giãn to mất khả năng co bóp hoặc rối loạn, dẫn đến không để hết nước tiểu ra ngoài sau khi đi tiểu.
- Ứ nước bể thận do hẹp khúc nối bể thận.
- Trẻ bị sỏi bàng quang niệu quản.
- Mắc các bệnh suy giảm đề khám như: cúm, nhiễm trùng da, đường hô hấp, tiêu chảy mất nước nặng.
- Sau khi thực hiện thủ thuật đặt ống thông tiểu nhưng không đảm bảo an toàn.
- Suy dinh dưỡng kéo dài.
- Vệ sinh kém, táo bón
- Trẻ ít uống nước hoặc nhịn tiểu.
Biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu
Một số biểu hiện nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ, cha mẹ có thể theo dõi như sau:
- Trẻ bị rối loạn tiểu tiện: Trẻ đi tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, phải rặn khi đi tiểu. Trẻ tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có màu trắng đục hoặc ra mủ trắng, mùi khai nồng hơn bình thường, nhiều cặn…
- Trẻ bị đau thắt vùng hạ vị, vùng thắt lưng, đau âm ỉ kéo dài kèm theo sốt. Tình trạng sốt cao trên 39 độ C, khó hạ được mà cần phải điều trị đúng cách.
- Đau vùng bụng dưới bàng quang.
- Trẻ thức giấc nhiều trong đêm.
Biến chứng của bệnh nhiệm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ nếu không được sớm điều trị có thể gây ra những biến chứng như:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều dạng biến chứng, chúng có thể gây ra: nhiễm trùng máu, hoại tử ống thận, bể thận ở trẻ.
- Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu để lâu có thể gây thận ứ mủ, viêm quanh thận, trào ngược bàng quang niệu quản có thể dẫn đến suy thận.
- Nếu không được điều trị dứt điệm nhiễm khuẩn tiết niệu có thể để lại sẹo thận. Tình trạng này còn có thể tái phát nhiều lần làm tổn thương thận dưới, sẹo suy thận mạn.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu
Thông thường, khi phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ. Bác sỹ sẽ điều trị theo cách sau:
- Thông thường, bác sỹ sẽ dựa vào kháng sinh đồ để điều trị cho trẻ. Tùy từng vào loại vi khuẩn gây bệnh, trẻ sẻ được tiêm kháng sinh hoặc uống thuốc theo đơn chỉ định.
- Mỗi đợt điều trị sẽ từ 10 đến 15 ngày và trẻ sẽ được xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn cuối mỗi đợt.
- Lúc này, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Đồng thời, hưỡng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách và sạch sẽ.
Phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ như thế nào?
- Để tránh trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc vệ sinh cho trẻ và những hoạt động thường ngày của trẻ.
- Đối với trẻ đang dùng bỉm, tã thì cần phải lau khô vùng kín và thay bỉm cho trẻ thường xuyên. Cần theo dõi xem có cặn trắng ở bỉm hay không.
- Với trẻ gái, bố mẹ nên chú ý vệ sinh từ trước ra sau, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng.
- Đối với trẻ trai, nếu thấy trẻ đi tiểu bị phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ, trẻ đau đớn, quấy khóc thì hãy đi khám ngay. Bởi rất có thể trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu.
- Ngoài ra; cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách,
- Cần bổ sung đủ nước mỗi ngày cho trẻ; kết hợp ăn uống đảm bảo vệ sinh. Bổ sung rau củ; quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn.
- Cuối cùng; khi trẻ có bất thường hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ ở y tế chuyên khoa; để chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gây ứ trệ dòng tiểu.
Trên đây là những thông tin gửi đến các bậc phụ huynh và độc giả về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em. Hi vọng sẽ giúp cha mẹ sớm nhận biết được dấu hiệu của bệnh; cũng như có cách điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
>> Xem ngay: Bệnh buồng trứng
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ