Lậu là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu với cuộc sống và sức khỏe chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu. Vì lý do đó, bài viết sau được biên soạn để cung cấp cho chị em những thông tin quan trọng về chủ đề này.
Sơ lược về bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu
Lậu là một căn bệnh xã hội phổ biến trong cộng đồng, gây ra bởi vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae. Lậu xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
Với chị em phụ nữ, bệnh lậu gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nó có thể dẫn tới nhiễm trùng tại các cơ quan khác nhau như trực tràng, cổ họng, bộ phận sinh dục… Bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu rất khó phát hiện, bệnh chỉ được chị em phát hiện khi đã tiến triển nặng hơn.
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu
Như đã nói, ở nữ giới bệnh lậu thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nó diễn biến rất âm thầm. Bệnh có thời gian ủ dao động từ 1 tới 14 ngày, thay đổi tùy theo thể trạng và cơ địa của mỗi người. Độ mạnh yếu của vi khuẩn cũng quyết định thời gian ủ bệnh ngắn hay dài. Trong thời gian này, người bệnh đã có thể lây bệnh sang cho người khác dù không có biểu hiện lâm sàng. Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn lậu cũng di chuyển tới các cơ quan khác như cổ tử cung, niệu đạo, cổ họng, trực tràng và tấn công các khu vực đó.
Ngay cả khi triệu chứng của bệnh lậu đã xuất hiện, chị em vẫn dễ nhầm lẫn chúng với những biểu hiện của bệnh viêm phụ khoa thông thường. Vì lý do này, nhiều người trở nên chủ quan và bỏ lỡ giai đoạn điều trị tốt nhất.
Triệu chứng tại âm đạo
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu tại âm đạo như sau:
- Âm đạo tiết nhiều khí hư có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, bốc mùi hôi không bình thường.
- Khi tiểu tiện cảm thấy đau buốt, thường xuyên buồn tiểu nhưng dễ bị tiểu rắt.
- Quan hệ tình dục cảm thấy đau, nhất là khu vực bụng dưới.
- Ra máu vùng kín dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng, đau lưng…
- Khi khám cổ tử cung sẽ thấy phù nề, khu vực này có thể chảy mủ hoặc máu.
Triệu chứng ở hậu môn và trực tràng
Những người quan hệ đồng tính nữ thường gặp phải một số triệu chứng ở hậu môn và trực tràng như sau:
- Hậu môn ngứa ngáy khó chịu.
- Tiết ra dịch mủ, nhày từ hậu môn. Khi soi thấy hậu môn sưng đỏ, phù nề.
- Xuất hiện triệu chứng chảy máu trực tràng.
- Trực tràng bị viêm nhiễm. Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón, mót rặn, đau, trong phân có lẫn dịch nhày hoặc mủ…
Triệu chứng ở vùng hầu – họng
Nếu quan hệ tình dục bằng đường miệng, chị em có thể gặp phải các triệu chứng ở khu vực hầu – họng:
- Ngứa họng, đau họng, đỏ họng, viêm họng cấp.
- Viêm amidan.
- Xuất hiện các nốt như nốt nhiệt ở trong miệng.
- Hạch ở cổ bị sưng.
- Có thể lên cơn sốt.
Triệu chứng bệnh lậu giai đoạn đầu ở bé gái sơ sinh
Các bé gái sơ sinh có thể bị lây bệnh lậu của mẹ ngay từ trong giai đoạn mang thai hoặc trong quá trình sinh nở. Sau hai ngày chào đời, những triệu chứng đầu tiên của bệnh lậu đã có thể xuất hiện. Lúc này các bé gái sơ sinh thường xuất hiện dấu hiệu phù nề mắt, có mủ chảy ra từ mắt, mắt bị sưng đỏ, giác mạc bị loét và viêm đỏ… Tình trạng này dễ trở thành mù lòa vĩnh viễn nếu không sớm được điều trị.
Điều trị bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu
Bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu có thể điều trị được, nhưng cần điều trị sớm. Các biện pháp điều trị gồm:
Điều trị nội khoa
Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh cho những bệnh nhân bị lậu giai đoạn đầu. Tuy nhiên tình trạng vi khuẩn lậu kháng thuốc ngày càng gia tăng hiện nay. Do đó, bạn cần dùng thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi uống nếu vẫn còn triệu chứng, cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Khi dùng thuốc phải uống đủ liều, tuyệt đối không chia sẻ thuốc với người khác.
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu tốt nhất trong điều trị bệnh lậu là phương pháp phục hồi gene DHA. Phương pháp này sử dụng kính hiển vi quang học để kiểm tra các đặc điểm của vi khuẩn lậu cầu một cách chính xác. Sau khi có kết quả, các chuyên gia sẽ phân tích và đưa ra phương pháp ức chế, tiêu diệt vi khuẩn thích hợp. Biện pháp này cũng giúp chị em phục hồi thương tổn, đồng thời tái tạo tế bào và ngăn nguy cơ bệnh tái phát.
Chị em cần lưu ý những điều sau khi điều trị bệnh lậu
- Kết hợp điều trị cho cả bạn tình.
- Tránh hoạt động mạnh làm tổn thương thêm bộ phận sinh dục.
- Sắp xếp chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
- Kết hợp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau bệnh lậu.
- Kiểm tra định kỳ để đảm bảo đã khỏi bệnh.
Chị em nữ giới không nên quá lo lắng hay ngại ngùng khi đến cơ sở y tế làm xét nghiệm, điều trị lậu. Toàn bộ quá trình này sẽ được giữ bí mật. Điều quan trọng nhất là phải tập trung điều trị để tránh gây ra biến chứng cho sức khỏe sinh sản.
>> Chat với bác sĩ
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ