Bệnh đường tiết niệu là tập hợp các cơ quan có nhiệm vụ bài tiết chất thải lỏng ở người. Những căn bệnh về đường tiết niệu rất hay gặp phải ở cả nam giới và nữ giới, điển hình như viêm niệu đạo hay viêm đường tiết niệu… Nếu bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về các căn bệnh đường tiết niệu, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bài viết được thực hiện với sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bệnh đường tiết niệu là gì? Tác hại của bệnh ra sao?
Đường tiết niệu còn được gọi là hệ tiết niệu, là một hệ cơ quan gồm 4 cơ quan chính: niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận. Các cơ quan này có nhiệm vụ giúp cơ thể đào thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu cùng các chất hòa tan bên trong. Hoạt động của các cơ quan này có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng chức năng bởi các căn bệnh trên đường tiết niệu.
Bệnh đường tiết niệu có thể gây ra những tác hại sau cho cơ thể:
- Rò mủ sang các cơ quan lân cận: sự rò mủ này thường gây nhiễm trùng ổ bụng.
- Mất khả năng chống trào ngược của đường tiết niệu: Các cơ thắt tại các khúc nối trên đường tiết niệu bị mất khả năng co bóp, khiến cho nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên. Điều này làm vi khuẩn gây bệnh dễ dàng lây lan từ ngoài vào trong cơ thể.
- Suy giảm chức năng thận: Tác nhân có hại xâm lấn vào trong thận khiến các tổ chức thận bị ảnh hưởng, xuất hiện tế bào xơ và mỡ. Sự tổn thương này kéo theo tình trạng suy thận, cao huyết áp…
- Gây vô sinh: Ở nam giới, tình trạng viêm đường tiết niệu không được điều trị có thể làm tắc ống dẫn tin,h gây ra nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Các bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất
Các chuyên gia đã liệt kê những bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất ở người bao gồm:
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Các cơ quan bên dưới của đường tiết niệu thường dễ bị nhiễm trùng, đó là bàng quang, niệu đạo. Nếu không điều trị sớm, viêm nhiễm có thể lây lan lên cơ quan trên của đường tiết niệu là thận và niệu quản. Những bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu điển hình là:
Viêm niệu đạo
Đây là tình trạng niệu đạo bị vi khuẩn, nấm… tấn công gây nhiễm trùng. Bệnh khiến người bệnh bệnh đau đớn, bỏng rát mỗi khi đi tiểu, tiểu ra mủ. Nam giới viêm niệu đạo sẽ xuất hiện triệu chứng chảy mủ ở lỗ sáo dương vật.
Viêm bàng quang
Một trong những bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hay gặp nhất là viêm bàng quang. Người viêm bàng quang thường tiểu ra máu, nước tiểu khai đặc, đau tức bụng dưới…
Viêm thận, viêm bể thận cấp
Vi khuẩn từ bàng quang có thể lây lan ngược dòng dây viêm thận, viêm bể thận cấp. Bệnh khiến chức năng thận bị suy giảm, không kịp thời điều trị có thể trở nặng, dẫn tới tử vong.
Sỏi hệ niệu
Các bệnh lý xuất hiện sỏi trong cơ quan của hệ tiết niệu được gọi chung là sỏi hệ niệu. Những viên sỏi này xuất hiện là do sự lắng đọng của các tinh thể để trong nước tiểu gây ra.
Sỏi thường lắng đọng nhiều nhất ở thận, gây sỏi thận. Chúng cũng có thể di chuyển qua đường nước tiểu và tích lại ở các cơ quan khác gây sỏi bàng quang, sỏi niệu quản. Khi những viên sỏi lớn dần lên theo thời gian, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiểu.
Tiểu không tự chủ
Tình trạng mất khả năng kiểm soát vận động của bàng quang, khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài không mong muốn được gọi là tiểu không tự chủ. Bệnh có thể xuất hiện do các nguyên nhân như:
- Mang thai hoặc sinh con
- Cơ bàng quang yếu
- Bàng quang hoạt động quá mức
- Cơ đáy chậu yếu
- Chấn thương tủy sống
- Mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh lý trên tuyến tiền liệt, bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, đa xơ cứng, táo bón nặng…
Điều trị tình trạng tiểu không tự chủ bằng cách điều chỉnh lối sống có thể không cho thấy hiệu quả rõ ràng. Thông thường bạn phải can thiệp bằng phẫu thuật để đưa nước tiểu ra ngoài bằng ống dẫn nhân tạo.
Triệu chứng bệnh đường tiết niệu
Các bệnh đường tiết niệu thường gây ra các triệu chứng điển hình sau:
- Luôn mót tiểu, tiểu rắt, tiểu ra mủ, có khi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu đỏ, vàng sẫm…
- Người bệnh cảm thấy đau đớn khi đi tiểu, dòng nước tiểu nóng buốt.
- Qua thời gian bệnh nhân dần cảm thấy ngại đi tiểu. Thói quen nhìn tiểu hình thành, khiến bệnh trở nặng hơn.
Nếu không sớm điều trị, các bệnh đường tiết niệu có thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế khi bắt gặp những triệu chứng kể trên bạn hãy di chuyển ngay tới bệnh viện. Phòng khám uy tín để để chẩn bệnh và sớm điều trị.
Bí quyết phòng tránh bệnh đường tiết niệu
Các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội khuyên bạn nên áp dụng những bí quyết sau để phòng tránh đường tiết niệu:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế sử dụng caffein và muối
- Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích…
- Áp dụng các bài tập chuyên biệt để tăng cường trương lực cơ sàn chậu
- Cho trẻ em đi tiểu trước khi đi ngủ đêm
- Hạn chế uống nước khi đêm xuống
- Ngăn ngừa chấn thương cho nam giới khi chơi thể thao hoặc lao động nặng bằng các thiết bị bảo hộ an toàn.
- Hướng dẫn bé gái vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm vùng kín lây lan sang đường tiết niệu.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin sơ lược nhất về đường tiết niệu trên người. Sức khỏe hệ tiết niệu của bạn có thể được đảm bảo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn. Vì thế đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ. Có như thế bạn mới sớm phát hiện dấu hiệu bệnh đường tiết niệu và can thiệp điều trị kịp thời.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ