Ung thư buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy ung thư buồng trứng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này như thế nào? Có cách nào để điều trị ung thư buồng trứng không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể trong nội dung sau đây!
Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng là tình trạng một hoặc hai bên buồng trứng có khối u ác tính. Khối u ác tính chính là các tế bào phát triển bất thường, không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Khi đó, các tế bào xâm lấn và phá hủy các mô và cơ quan xung quanh. Thậm chí, các tế bào này có thể di căn đến các cơ quan khác và gây ung thư tại đó.
Bệnh có thể xuất phát từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng hoặc các tế bào sản xuất ra trứng.
Bệnh ung thư buồng trứng tiến triển qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khối u ở hình thành trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng
Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng ra cơ quan vùng chậu. Khi đó, các tế bào ung thư có thể lan tới tử cung hoặc các cơ quan lân cận như đại tràng, bàng quang hoặc trực tràng.
Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng:
Giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Không ít người bệnh phát hiện ra khi bệnh đã chuyển giai đoạn muộn và gây biến chứng. Vì vậy việc phát hiện sớm ung thư để điều trị là rất quan trọng. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sớm dưới đây:
- Mắc vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, đầy hơi, táo bón trong thời gian dài. Điều này xảy ra do khối u buồng trứng to lên và gây áp lực lên dạ dày và ruột. Một số triệu chứng khác liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn, ăn nhanh no, ăn uống không ngon miệng.
- Đau và khó chịu ở vùng xương chậu: Khi các tế bào ung thư phát triển tác động đến các cơ quan bộ phận xung quanh khối u là vùng xương chậu, sẽ gây ra cơn đau này. Cơn đau này sẽ khác với những cơn đau do khó tiêu hoặc chu kỳ kinh nguyệt.
- Vòng bụng to hơn bất thường do khối u
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc
- Đau lưng dưới cũng là biểu hiện của bệnh. Nguyên nhân này cũng có thể là dấu hiệu của gãy xương, giãn dây chằng hoặc viêm khớp.
- Biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh có thể là sụt cân không do ăn kiêng hoặc vận động.
- Chảy máu âm đạo bất thường và đau khi quan hệ tình dục
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Hiện nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng. Qua quá trình nghiên cứu ,các bác sĩ tìm thấy các yếu tố liên quan gây ra căn bệnh này là:
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình những người có cùng huyết thống như mẹ hoặc chị em gái đã mắc ung thư buồng trứng thì bạn rất có khả năng bị bệnh.
- Tiểu sử bản thân: Nếu bạn từng mắc ung thư vú, ung thư đại tràng thì cũng có nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng cao hơn.
- Tuổi tác: Phụ nữ mắc phải thường trên 50 tuổi hoặc trên 60 tuổi.
- Trạng thái sinh nở: Nhóm phụ nữ đã mang thai và sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn những người chưa sinh.
- Kích thích trứng rụng: Các biện pháp kích thích phóng noãn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Điều trị hormon thay thế: Đây cũng là một vấn đề làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Biên chứng của bệnh ung thư buồng trứng
Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, 95% người bệnh có cơ hội sống trên 5 năm. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, và tiền sử bệnh lý của người bệnh.
Càng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì tỉ lệ sống càng thấp. Cụ thể là ung thư buồng trứng giai đoạn 2 thì khả năng sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 70%. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn 3 thì khả năng chữa khỏi và sống trên 5 năm chỉ còn 39%. Khi khối u đã di căn thì tỉ lệ sống rất thấp.
Tóm lại càng điều trị sớm thì càng tăng cơ hội sống cho người bệnh. Do đó nếu có biểu hiện hoặc nghi ngờ căn bệnh này, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nếu trong độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm này, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư.
>> Xem ngay: Ung nang buồng trứng
Cách điều trị ung thư buồng trứng
Tùy vào tình trạng của ung thư buồng trứng các phương pháp để điều trị căn bệnh này là
Phẫu thuật
Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn sớm được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là phương pháp hàng đầu để loại bỏ các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư còn sót lại sẽ được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.
Thông thường người bệnh sẽ phải cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung. Điều này có thể khiến người bệnh không thể sinh con được. Tùy vào mong muốn của người bệnh bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn các bộ phận mà ung thư chưa xâm lấn.
Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở hoặc mổ nội soi tùy từng trường hợp. Đương nhiên mổ nội soi sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và đảm bảo tính thẩm mỹ hơn.
Hóa trị liệu
Đây là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể uống thuốc hoặc được truyền thuốc qua tiêm tĩnh mạch hoặc đưa thuốc vào ổ bụng qua một ống thông. Phương pháp này được chỉ định để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Một số tác dụng phụ của hóa trị là buồn nôn, rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, sạm da. Ngoài ra một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thận và người bệnh phải truyền dịch để bảo vệ thận.
Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ bao gồm chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy…
Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh ung thư buồng trứng. Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi và giúp người bệnh sống trên 5 năm với tỷ lệ ca, nếu được điều trị kịp thời. Do đó cách tốt nhất là khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư sớm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh ung thư buồng trứng để có biện pháp bảo vệ sức khỏe.
>> Bác sĩ tư vấn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ