Phần bụng dưới của phụ nữ bao gồm cả cơ quan sinh sản và cơ quan tiêu hóa. Vì vậy đau bụng dưới có thể cảnh báo rất nhiều vấn đề sức khỏe của nữ giới. Vậy đau bụng dưới là bệnh gì? Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì, đau bụng dưới bên phải là bệnh gì? Đau bụng dưới sau khi quan hệ là do đâu?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Vì sao phụ nữ bị đau bụng dưới?
Đau bụng dưới bên trái
Đau bụng dưới là hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ nhất là trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là triệu chứng tiền kinh nguyệt điển hình xuất hiện ở hầu hết mọi phụ nữ.
Chính điều này khiến nhiều chị em chủ quan. Vùng bụng dưới là nơi tập trung của các cơ quan sinh sản và tiêu hóa. Vì vậy khi có những bệnh lý ở các cơ quan này cũng gây ra cơn đau bụng dưới.
Vì vậy nếu bạn bị đau bụng dưới không trong chu kỳ hành kinh thì cần chú ý. Hiện tượng đau bụng dưới do các bệnh lý gây ra có thể gồm các triệu chứng như:
- Đau bụng ở dưới rốn, đau ở gần mu bộ phận sinh dục
- Đau bụng dưới âm ỉ cho đến đau quặn, cơn đau diễn ra nhiều ngày
- Đau bụng dưới kèm theo dịch tiết âm đạo, có lẫn máu hoặc mủ
- Đau bụng dưới kèm theo buồn nôn, chóng mặt
- Đau bụng dưới sau khi quan hệ
Đau bụng dưới là bệnh gì?
Đau bụng dưới bên trái do đâu
Dưới đây là cảnh báo về những căn bệnh nguy hiểm mà phụ nữ dễ mắc phải khi có dấu hiệu đau bụng dưới
-
Đau bụng dưới rốn là bệnh gì – Đau vùng chậu
Đau bụng trái ở phần dưới rốn thường liên quan đến vùng chậu. Cơn đau này có thể là báo hiệu về các bệnh liên quan đến sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí cả những bệnh còn đe dọa đến tính mạng. Muốn tìm đúng nguyên nhân khiến đau vùng chậu, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định đúng bệnh và điều trị đúng nguyên nhân.
-
Đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa
Nếu bị đau bụng dưới bên phải dữ dội kèm theo nôn hoặc sots thì phải cấp cứu khẩn cấp, vì đây là dấu hiệu của viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa chỉ có một cách điều trị đó là cần phải cắt bỏ, vì vốn ruột thừa cũng không có chức năng nào đối với cơ thể mỗi người. Việc cắt bỏ ruột thừa khi bị viêm là cần thiết để tránh lây lan và nhiễm trùng ổ bụng. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm này nó sẽ lây lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.
-
Đau bụng dưới bên trái âm ỉ do hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại rối loạn tiêu hóa mãn tính gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng thường xuất hiện khi bất ngờ thay đổi chế độ ăn uống, căng thẳng kéo dài….
Đau bụng dưới do hội chứng ruột kích thích
-
Đau bụng dưới âm ỉ do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Người bệnh có các biểu hiện như đau bụng dưới âm ỉ thành từng cơn. Các triệu chứng kèm theo như đầy hơi chướng bụng, ăn uống không tiêu, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón…Đặc biệt, những bệnh nhân bị táo bón, phân bị đọng trong trực tràng, gây cảm giác đau tức, thậm chí đau thắt vùng bụng dưới.
-
Đau nhói bụng dưới bên trái do rụng trứng
Nếu bạn bị đau bụng dưới với những cơn đau nhói, âm ỉ vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ thì điều này hoàn toàn bình thường và xảy ra ở rất nhiều người. Thời điểm xảy ra rụng trứng thường là rơi vào ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ở nữ giới. Khi trứng rụng sẽ rụng kèm với dịch lẫn máu sẽ gây kích ứng đến niêm mạc thành bụng khiến cho cơn đau bụng dưới ở nữ xuất hiện. 5. Hội chứng tiền kinh nguyệt.
-
Đau bụng dưới âm ỉ do hội chứng tiền kinh nguyệt
Theo ghi nhận của nhiều chuyên gia, ở cơ thể người phụ nữ khi có sự thay đổi về lượng hormone trong cơ thể – xảy ra khi nữ giới chuẩn bị xuất hiện kinh nguyệt, sẽ gây ra đau bụng dưới âm ỉ. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em, nhưng vô tình sẽ khiến cho nhiều nữ giới có cảm giác khó chịu. Chị em nên hoạt động thể chất nhiều hơn như tập thể dục, thể thao và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để hạn chế triệu chứng đau bụng này xảy ra trong cơ thể mình.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
-
Đau bụng dưới khi mang thai có thể là thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi một phôi thai hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng có thai ngoài tử cung xuất hiện bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt, trong trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
-
Đau bụng dưới rốn – u nang buồng trứng
Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng nếu u nang này phát triển ngày càng to, nó sẽ gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng việc khám phụ khoa hoặc siêu âm.
-
Đau tức bụng dưới bên trái do u xơ tử cung
Hiện tượng u phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ tử cung, nhưng đây không phải là ung thư. U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng như: đau bụng dưới, đau lưng hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe của bạn.
u xơ cổ tử cung
-
Đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì – Lạc nội mạc tử cung
Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển ở bên ngoài tử cung, gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường của chúng khiến cho người phụ nữ bị đau bụng dưới và đây là căn nguyên khiến phụ nữ không thể mang thai.
Cách điều trị đau bụng dưới ở nữ hiệu quả
Cách điều trị đau bụng dưới
Đau bụng dưới là hiện tượng xảy ra ở rất nhiều chị em. Đôi khi chỉ là do tăng áp lực ở thành ổ bụng thì không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu là tín hiệu từ cơ quan nào đó ở phần bụng dưới thì lại là chuyện khác. Để khắc phục tình trạng đau bụng dưới ở nữ hiệu quả, chị em tham khảo một số cách điều trị sau:
- Sử dụng một số dược liệu để điều trị đau bụng dưới hiệu quả dễ thực hiện như trà gừng, nước ấm pha mật ong, xông lá ngải cứu. Cách này chỉ sử dụng nếu trường hợp đau bụng dưới là đau bụng kinh.
- Dùng thuốc giảm đau, thuốc bổ máu, thuốc điều chỉnh nội tiết tố cơ thể hoặc kháng sinh giảm viêm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
- Hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng cơ thể. Nên kết hợp thêm một số thói quen sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm cải thiện nội tiết tố, hạn chế rối loạn hormone gây ra nhiều hệ quả xấu.
- Thăm khám phụ khoa kịp thời để được chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác. Dù sao, với kinh nghiệm khám chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa và thiết bị máy móc y tế chuyên nghiệp sẽ giải quyết tình trạng đau bụng dưới ở nữ hiệu quả và nhanh chóng.
Hy vọng với những thông tin trên chị em đã hiểu rõ đau bụng dưới là bệnh gì. Có thể thấy rằng đau bụng dưới do rất nhiều bệnh lý gây ra. Trong đó có những bệnh lý rất nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe nói chung. Vì vậy khi bị đau bụng dưới, chị em không nên chủ quan và chủ động thăm khám sớm nhất.