Lậu là 1 căn bệnh xã hội nguy hiểm với cả nam giới và nữ giới. Đối với nữ giới, những triệu chứng ban đầu của bệnh rất khó nhận biết, khiến cho chị em không kịp phát hiện và điều trị. Vậy bệnh lậu ở nữ giới là gì, có biểu hiện như thế nào? Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới ra sao? Bài viết dưới đây sẽ bật mí giúp bạn!
Sơ lược về bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn gây ra, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Đó có thể là quan hệ qua đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Ngoài ra bệnh lậu cũng lây truyền qua tinh dịch hoặc dịch âm đạo, qua truyền máu qua vết thương hở hoặc từ mẹ sang con.
Các dấu hiệu của bệnh lậu trên cơ thể người nữ tương đối giống bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Điều này khiến cho chị em khó phát hiện ra bệnh và có tâm lý chủ quan, không đề phòng.
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Vi khuẩn lậu thường ủ bệnh trong khoảng từ 2 tới 7 ngày, sau đó sẽ gây ra các triệu chứng trên cơ thể chị em như sau:
- Vùng kín sinh dục bị ngứa rát, mẩn đỏ và sưng tấy.
- Vùng kín tiết khí hư bất thường, bốc mùi hôi tanh khó chịu.
- Khiến việc tiểu tiện gặp khó khăn, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mủ vàng…
- Đau vùng hạ vị, vùng hố chậu, vùng bụng dưới…
- Đau vùng xương mu khi quan hệ tình dục.
- Các triệu chứng khác như buồn nôn và nôn, lên cơn sốt…
Bệnh lậu ở nữ giới gây ảnh hưởng ra sao?
Lậu là căn bệnh xã hội gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại với sức khỏe của chị em. Những biến chứng đó bao gồm:
Gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Vi khuẩn lậu có thể lây lan khắp nơi trong ống sinh dục, gây viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, viêm phần phụ…
Gây nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Khi vòi trứng và buồng trứng bị viêm nhiễm, hoạt động và chức năng của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này làm tăng nguy cơ hiếm muộn vô sinh ở nữ giới.
Gây ra các chứng bệnh khác
Khi ăn sâu vào máu, vi khuẩn lậu có thể gây nhiễm trùng máu, viêm màng tim, viêm màng não, bệnh về gan thận… Trong đó có những căn bệnh khiến tính mạng bệnh nhân bị đe dọa. Nếu mắc bệnh lậu, thai phụ cũng dễ bị viêm khớp, khiến việc đi lại trở nên khó khăn.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Người mẹ mắc bệnh lậu dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Nếu sinh con, con sinh ra có nguy cơ bị viêm kết mạc, viêm giác mạc, dẫn tới mù lòa…
Phát hiện, chẩn đoán bệnh lậu ở nữ
Khi thấy những triệu chứng bất thường của bệnh lậu, chị em nên đi thăm khám, kiểm tra để xác định bệnh.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ lấy dịch mủ trong niệu đạo, cổ tử cung, hậu môn và một số tuyến của bạn để làm xét nghiệm. Vi khuẩn lậu và các loại vi khuẩn khác sau đó sẽ được làm tiêu bản và làm kháng sinh đồ. Cuối cùng, bác sĩ dựa vào kết quả xét nghiệm để xác định bệnh.
Điều trị bệnh lậu ở nữ
Nếu áp dụng những phương pháp điều trị từ sớm, bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa khỏi. Các biện pháp điều trị bệnh gồm:
Điều trị bằng thuốc
Nữ giới muốn điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lậu cần phải dùng thuốc với thời gian hoặc liều lượng gấp đôi so với nam giới. Một số thuốc điều trị bệnh lậu bao gồm: Spectinomycin, Azithromycin (Zithromax)…
Việc điều trị bằng thuốc của chị em cần thực hiện đúng loại thuốc, đúng liều thì mới có hiệu quả. Với các trường hợp nhẹ, triệu chứng bệnh có thể biến mất sau từ 5 tới 7 ngày dùng thuốc.
Chỉ khi vùng kín không còn tiết dịch và khi cấy hai lần liên tiếp đều cho kết quả âm tính, bạn mới được kết luận là khỏi bệnh.
Điều trị bằng phương pháp phục hồi gene DHA
Đây là biện pháp vật lý trị liệu có nhiều ưu điểm nhất hiện nay trong điều trị bệnh lậu. Kỹ thuật này khiến cho vi khuẩn lậu bị tiêu diệt do không lấy được chất dinh dưỡng. Người bệnh không chỉ khỏi bệnh mà còn được nâng cao hệ miễn dịch, tránh tái phát trở lại.
Phòng tránh bệnh lậu ở nữ
Bệnh lậu ở nữ giới có thể được phòng tránh hiệu quả bằng các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, quan hệ chung thủy một vợ một chồng.
- Khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đường âm đạo hoặc đường miệng phải dùng bao cao su.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
- Khi đã mắc bệnh lậu, không được quan hệ tình dục với người khác để tránh lây bệnh.
Ngoài ra khi thấy cơ thể gặp các triệu chứng bất thường, nếu nghi ngờ là bệnh lậu, bạn đừng chần chừ, hãy đi kiểm tra ngay tại cơ sở y tế để xác định bệnh.
Bệnh lậu ở nữ khó điều trị và thường gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với nam giới. Đây là lý do các chị em cần chú trọng, quan tâm tới căn bệnh này. Việc thăm khám và điều trị cần diễn ra càng sớm càng tốt để nhanh khỏi và không bị di chứng.
>> Chat với bác sĩ
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ