Đi tiểu không được hay còn gọi là bí tiểu, khiến người bệnh cảm thấy rất khổ sở và khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Vậy đi tiểu không được là bệnh gì? Cách điều trị các vấn đề này như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây của các chuyên gia tiết niệu để có câu trả lời nhé!
Đi tiểu không được là gì?
Đi tiểu không được còn gọi là bí tiểu hay bí đái. Khi đó, bàng quang rất căng tức và khó chịu. Bàng quang là cơ quan tích trữ nước tiểu. Khi nước tiểu đầy, bàng quang sẽ gây cảm giác kích thích buồn tiểu. Tuy nhiên tình trạng bí tiểu khiến người bệnh không thể đi tiểu được và căng tức bàng quang.
Các chuyên gia tiết niệu chia bí tiểu làm 2 loại:
Bí tiểu cấp tính
Đây là tình trạng người bệnh buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu bình thường mà phải rặn. Nước tiểu cũng chỉ ra vài giọt trong khi bàng quang đầy và có cảm giác tức bụng. Đôi khi người bệnh sẽ xuất hiện những cơn co thắt, đau buốt khó chịu.
Bí tiểu mạn tính
Đây là tình trạng đi tiểu không được kéo dài. Tình trạng này khiến cho khả năng đẩy nước tiểu ra ngoài của bàng quang ngày càng kém đi. Cơ bàng quang sẽ bị căng trầm trọng và có thể mất khả năng co bóp.
Bí tiểu mãn tính lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra tình trạng căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu và gây viêm tiết niệu ngược dòng. Trong trường hợp nặng có thể gây biến chứng giãn thận, niệu quản, gây suy thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
>> Tìm hiểu ngay: Đái buốt ra máu
Đi tiểu không được là bệnh gì?
Trung bình một ngày một người sẽ đi tiểu từ 5-7 lần. Khi bàng quang kích chữ từ 250 đến 800 ml sẽ kích thích cảm giác buồn tiểu. Đi tiểu không được là biểu hiện của các vấn đề sau:
Hẹp niệu đạo
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng không đi tiểu được. Hẹp niệu đạo thường là kết quả của sẹo do tổn thương ở dương vật.
Táo bón
Ít người biết rằng táo bón cũng có thể gây ra tình trạng bí tiểu. Táo bón là do phân cứng trong trực tràng. Điều này này khiến bàng quang bị ép sát niệu đạo, gây ra tình trạng bí tiểu.
Dị vật ở bàng quang
Bàng quang chứa sỏi sẽ gây chít hẹp đường tiểu và khiến người bệnh khó đi tiểu. Sỏi này có thể từ thận di chuyển xuống.
Viêm đường tiết niệu
Đây là những viêm nhiễm ở các cơ quan niệu đạo bàng quang niệu quản và thận. Tác nhân gây bệnh chủ yếu và vi khuẩn, trong đó điển hình là vi khuẩn E coli. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn và vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu sưng tấy và gây bít tắc đường nhiều. Ngoài ra, nước tiểu đục và có mùi khai nồng.
Do bệnh tiền liệt tuyến
Đối với nam giới, đi tiểu không được gọi là biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Đây là tình trạng tuyến tiền liệt sưng viêm, khiến người bệnh đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu buốt tiểu rắt hoặc tiểu ra mủ. Các bệnh tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trung niên và người già.
>> Tìm hiểu thêm: Tiểu buốt ở nam giới
Do các khối u ở tiểu khung
Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng đi tiểu không được là các khối u ở tiểu khung như ung thư trực tràng, ung thư thận hoặc ung thư cổ tử cung. Các khối u này di căn vào tiểu khung và đè lên cổ bàng quang sẽ gây ra bí tiểu.
Sỏi thận
Sỏi thận hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải ra bên ngoài. Những viên sỏi di chuyển cây cọ xát vào đường tiết niệu, sẽ gây ra ra tình trạng đau thắt lưng tiểu ra máu. Sỏi ở bàng quang, niệu đạo thường gây tình trạng tiểu buốt tiểu rắt và bí tiểu.
Tổn thương thần kinh trung ương
Đi tiểu không được cũng là hệ quả của việc tổn thương tủy sống ảnh hoặc cột sống. Ngoài ra một số bệnh ở não như viêm não viêm màng não, áp xe não cũng gây ra bị tiêu.
Sa bàng quang và sa trực tràng
Nguyên nhân tiếp theo gây tình trạng đi tiểu không được là sa bàng quang và sa trực tràng. Tình trạng này khiến nước tiểu không được đẩy hết ra khỏi bàng quang và gây rối loạn tiểu tiện.
Viêm nhiễm phụ khoa ở nữ
Đi tiểu không được ở nữ giới còn là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh lý này ra bởi sự tấn công của nấm, vi khuẩn, tạp khuẩn. Triệu chứng phổ biến của các bệnh lý này là khí hư bất thường, đau tức bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt và đau khi quan hệ tình dục.
Ung thư bàng quang
Bệnh lý cuối cùng gây ra tình trạng bí tiểu là ung thư bàng quang. Chỉ khi khối u to và làm tắc ống niệu đạo thì người bệnh người bị bí tiểu. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ soi thấy Khối u nằm ở vùng cổ bàng quang.
>> Xem ngay: Đi tiểu xong bị buốt
Đi tiểu không được phải làm gì?
Đi tiểu không được hay không chủ động được việc tiểu tiện sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm. Việc này vừa giúp việc điều trị đạt kết quả cao, cũng như ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khóa thích hợp. Ví dụ các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa, bệnh tiết niệu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Còn sỏi đường tiết niệu thì sẽ phải áp dụng biện pháp tán sỏi hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Ngoài áp dụng các biện pháp y tế thì người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong việc sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là những điều bạn cần tuân thủ:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là sau khi quan hệ tình dục
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ nước, tăng cường các loại nước lợi tiểu như râu ngô, rau má, kim tiền thảo. Các loại nước thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt và mát gan giúp hỗ trợ điều trị tiểu rắt tiểu buốt rất hiệu quả.
- Bạn cũng nên duy trì việc sinh hoạt đều đặn tập thể thao thường xuyên.
- Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ không được tự ý dùng thuốc khác hoặc dừng thuốc.
Lời kết
Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu không được là bệnh gì ở cả nam và nữ giới. Đó hầu hết là các bệnh lý ở đường tiết niệu và cả bệnh ở cơ quan sinh dục. Do đó, bạn nên điều trị sớm để ngăn ngừa những ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
>> Bác sĩ tư vấn miễn phí