Triệu chứng đau bụng xì hơi thường khiến bạn liên tưởng đến những loại thực phẩm không phù hợp với dạ dày. Tuy nhiên ít ai biết triệu chứng này còn liên hệ đến những bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa. Vậy cụ thể đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì? Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết sau.
Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì?
Đau bụng xì hơi nhiều có phải là bệnh nguy hiểm?
Những nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi bao gồm:
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Có một số loại thực phẩm khi ăn vào cơ thể có thể khiến bạn bị nhiễm vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Ví dụ như những loại đồ ăn lên men không đúng cách. Khi ăn những loại đồ ăn này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn kèm theo một lượng khí dư thừa trong dạ dày. Ngoài đau bụng xì hơi, bạn có thể gặp triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Các triệu chứng này gần giống như khi bị ngộ độc thực phẩm.
Hội chứng kém hấp thu
Thuật ngữ hội chứng kém hấp thu là thuật ngữ dành cho các rối loạn xảy ra tại ruột non của người. Cụ thể, đây là tình trạng khi ruột non của bạn không hấp thu được các chất dinh dưỡng cũng như chất lỏng cần thiết.
Một số bệnh lý liên quan đến hội chứng kém hấp thu như dị tật ở ruột non bẩm sinh hoặc nhiễm trùng ruột non. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể gồm:
- Ruột non bị tổn thương do phẫu thuật, chấn thương, viêm nhiễm kéo dài.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
- Người bệnh mắc các bệnh lý như viêm tụy mãn tính, bệnh celiac, bệnh crohn…
- Những khuyết tật bẩm sinh như như đường mật bị viêm do ống mật, vì thế không phát triển được như bình thường.
- Niêm mạc ruột bị tổn thương do xạ trị.
- Ruột nhiễm ký sinh trùng.
- …
Hội chứng kém hấp thu của ruột cần được điều trị sớm, nếu không nó có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng xì hơi nhiều, tiêu chảy kéo dài hoặc khiến người bệnh giảm cân. Ngoài ra khi cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra những căn bệnh khác. Do đó bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra nếu thấy triệu chứng đau bụng xì hơi nhiều để có phương án điều trị.
Viêm đại tràng
Khi niêm mạc đại tràng của bạn bị tác nhân có hại xâm nhập gây viêm nhiễm thì sẽ gây ra bệnh viêm đại tràng. Người mắc viêm đại tràng thường gặp các triệu chứng như khó chịu bụng, đau bụng thường xuyên, có người buồn nôn, nôn hoặc đau bụng xì hơi nhiều. Những bệnh viêm đại tràng thường gặp bao gồm:
- Viêm loét đại tràng
- Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
- Viêm đại tràng giả mạc
- Viêm đại tràng dị ứng, bệnh này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh
- Loét dạ dày tá tràng
Trong các bệnh trên, loét dạ dày tá tràng là căn bệnh thường gặp. Căn bệnh này xảy ra khi trong niêm mạc dạ dày cũng như phần trên của ruột non (tức khu vực tá tràng) xuất hiện các vết loét. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ xuất hiện cơn đau dạ dày và có khi bị đau bụng xì hơi nhiều.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng là sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc Aspirin trong thời gian dài, nhiễm khuẩn helicobacter pylori. Khi người bệnh ăn đồ ăn cay nóng hoặc căng thẳng kéo dài sẽ khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện trong niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân gây viêm dạ dày thường là do sử dụng một số loại thuốc, do nhiễm khuẩn HP, do căng thẳng quá mức hoặc nghiện rượu… Đây cũng là căn bệnh gây ra tình trạng đau bụng xì hơi nhiều.
Viêm dạ dày có hai cấp độ là cấp tính và mãn tính. Tình trạng này thi thoảng có thể dẫn tới triệu chứng loét dạ dày, khiến nguy cơ ung thư dạ dày gia tăng. Tuy nhiên nếu được điều trị thích hợp, viêm dạ dày có thể được cải thiện và khỏi hoàn toàn.
Viêm tụy
Tuy là một tuyến tiêu hóa nằm bên cạnh ruột non, phía sau dạ dày. Tuyến tụy có chức năng giải phóng insulin, glucose vào máu và giải phóng enzym tiêu hóa. Nếu Enzym tiêu hóa chưa vào đến ruột non mà đã hoạt động tại tuyến tụy thì sẽ khiến tuyến này bị tổn thương hoặc viêm nhiễm.
Các chuyên gia XadanClinic phân viêm tụy thành viêm tụy cấp tính và viêm tụy mãn tính.
Những người bị viêm tụy cấp tính thường có biểu hiện sốt, buồn nôn và nôn, tim đập nhanh, đau bụng, cơn đau có thể lan tỏa ra lưng…
Trong khi đó bệnh nhân viêm tụy mãn tính thường gặp các dấu hiệu đau bụng, đau lưng, giảm cân, tiêu chảy, đau bụng xì hơi nhiều khi ăn phải những thực phẩm khó tiêu, buồn nôn và nôn…
Viêm tụy là căn bệnh có thể gây ra biến chứng như suy thận, nhiễm trùng tụy, tiểu đường, hoại tử tụy, suy dinh dưỡng, ung thư tuyến tụy… Đây đều được coi là biến chứng nghiêm trọng nên bạn cần sớm phát hiện và điều trị bệnh để tránh rủi ro do bệnh viêm tụy gây ra.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là những rối loạn xuất hiện tại ruột già. Hội chứng này gây ra các triệu chứng như táo bón hoặc tiêu chảy, xì hơi, đầy hơi, chuột rút, đau bụng…
Những người bị hội chứng ruột kích thích có thể cải thiện tình trạng của mình bằng cách thay đổi lối sống, kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế căng thẳng. Tuy nhiên nếu gặp phải triệu chứng nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ giúp đỡ.
ĐAU BỤNG XÌ HƠI NHIỀU – NGUYÊN NHÂN NGOÀI BỆNH LÝ
Ngoài các bệnh lý kể trên, đau bụng xì hơi nhiều còn có thể là do các nguyên nhân ngoài bệnh lý sau:
Ảnh hưởng của thực phẩm
Có nhiều loại thực phẩm khó tiêu có thể dẫn tới tình trạng đau bụng đầy hơi và khiến bạn muốn xì hơi. Đó là những thực phẩm như:
- Đậu và các chế phẩm của đậu: Trong đậu chứa nhiều thành phần chất raffinose. Khi hoạt chất này đi qua hệ tiêu hóa của người sẽ bị phá vỡ cấu trúc và tạo ra khí carbon dioxide; hydro, metan. Các khí này sau đó sẽ được đẩy đến trực tràng; khiến bạn có cảm giác đầy hơi và muốn xì hơi.
- Sữa: Có rất nhiều người không tiêu thụ được sữa do không có enzym tiêu hóa thành phần đường trong sữa. Những người này có thể bị đau bụng xì hơi nếu sử dụng sữa.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như yến mạch và lúa mì: Những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột, chất xơ raffinose. Các chất đó khi được tiêu hóa cũng sinh ra khí; khiến ruột già tích khí và dẫn tới xì hơi.
- Một số loại rau củ như súp lơ; măng tây; bắp cải, bông cải xanh: Những loại rau này cũng giống như đậu phụ, khi đi vào cơ thể sẽ gây khó tiêu và dẫn tới tình trạng đầy hơi, xì hơi.
- Đồ uống có gas: Lượng khí chứa trong loại đồ uống này khiến bạn dư thừa khí trong bụng; dẫn tới ợ hơi hoặc xì hơi.
- Một số loại trái cây như mận; lê, đào, táo: sorbitol – loại đường tự nhiên chứa trong những loại quả này khiến hệ tiêu hóa của bạn tiêu hóa một cách khó khăn.
- Hành tây: Lượng đường fructose có trong hành tây có thể khiến bụng bạn tạo ra khí và đầy hơi.
Nhu động ruột
Khi bạn có nhu cầu loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể thì ruột sẽ co bóp và đầy các chất chữa bên trong ra ngoài, trong đó có một lượng hơi. Lúc này bạn sẽ có cảm giác đau bụng vào muốn xì hơi. Đây là điều bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe; do đó bạn không cần phải lo lắng.
Mang thai
Ở phụ nữ mang thai; lượng khí dư thừa có thể tích tụ nhiều hơn do sự thay đổi của nội tiết tố; khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Ngoài ra khi mang thai; phụ nữ cũng có thể gặp phải tình trạng mất kiểm soát cơ bắp; bao gồm cơ ở hậu môn và cơ ở trực tràng. Điều này khiến chị em thường có cảm giác đau bụng và muốn xì hơi khi mang thai.
LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG XÌ HƠI NHIỀU?
Để khắc phục, bạn cần phải xác định xem nguyên nhân gây ra cũng như tình trạng đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì. Việc xác định nguyên nhân này chỉ có thể làm được ở cơ sở y tế với sự giúp đỡ của các bác sĩ. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bạn.
Ngoài ra ở nhà bạn cũng cũng có thể tham khảo các gợi ý sau để cải thiện tình trạng đau bụng xì hơi nhiều:
- Ăn chậm nhai kỹ rồi mới nuốt để tránh nuốt một lượng khí xuống dạ dày.
- Tránh xa bia và các đồ uống có gas vì chúng chứa nhiều khí.
- Không ngậm kẹo cao su và hút thuốc để tránh hít phải khí thừa.
- Hạn chế những loại thức ăn sinh ra khí thừa như bắp cải; súp lơ, các loại đậu…
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo bởi đây là chất khiến hệ tiêu hóa của bạn chậm lại và làm thức ăn lên men.
- Sử dụng một số loại thuốc không kê đơn.
- Pha nước chanh nóng; cho thêm vài lát gừng và một thìa mật ong; uống sau bữa ăn. Phương pháp này có thể giúp bạn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và tránh khỏi tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp; tránh stress, mệt mỏi. Nhờ đó dạ dày của bạn có thể điều tiết quá trình tiết dịch vị; hỗ trợ giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng.
- Tập thể dục thể thao; đi bộ hoặc yoga mỗi ngày ít nhất 30 phút. Thói quen đó có thể giúp hệ tiêu hóa cải thiện và hoạt động tốt hơn.
KHI NÀO BẠN CẦN ĐẾN BỆNH VIỆN?
Như đã biết, đau bụng xì hơi nhiều có thể liên hệ đến một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế khi thấy có dấu hiệu bất thường sau bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra:
- Đau bụng dữ dội và dai dẳng.
- Trong phân có lẫn máu. Màu sắc phân thay đổi.
- Tiêu chảy.
- Cơ thể giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Đau và khó chịu ở ngực.
- Chán ăn và nhanh cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ.
Đau bụng xì hơi nhiều không phải là tình trạng hiếm gặp; nó có thể xảy ra rất tự nhiên. Nếu thấy triệu chứng này bất thường và kéo dài thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng của mình.