Đi tiểu buốt khiến người bệnh rất đau đớn, khó chịu. Vậy đi tiểu bị buốt là bệnh gì, các bệnh lý này do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị tiểu bị buốt như thế nào? Các thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung sau đây!
Tiểu buốt là bệnh gì?
Đi tiểu bị buốt là tình trạng niệu đạo đau buốt khó chịu khi đi tiểu. Tình trạng đau buốt có thể xuất phát từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu. Đáy chậu là vùng giữa hậu môn và và âm đạo ở nữ giới. Còn ở nam giới, đáy chậu là vùng ở giữa hậu môn và bìu.
Tiểu buốt thường kèm theo với đi tiểu nhiều lần, nóng rát niệu đạo, nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân gây tiểu buốt là gì?
Đi tiểu buốt là biểu hiện phổ biến của rất nhiều bệnh lý ở cơ quan sinh dục và đường tiết niệu của cả nam và nữ giới. Vì vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu buốt là:
- Viêm bàng quang, sỏi bàng quang
- Viêm nhiễm cơ quan sinh dục do chlamydia gây ra
- Mắc bệnh Herpes sinh dục
- Sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư gây kích thích bàng quang
- Thực hiện các thủ thuật đường tiết niệu, gây tổn thương đường tiết niệu
- Nhiễm trùng thận sỏi thận
- Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
- Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
- Viêm niệu đạo hoặc nhiễm trùng niệu đạo
- Hẹp niệu đạo
Ngoài ra đi tiểu buốt cũng là biểu hiện do dị ứng với các sản phẩm hóa chất sử dụng ở vùng kín như xà phòng, dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín.
>> Tìm hiểu ngay: Viêm đường tiết niệu
Yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tiểu buốt
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu buốt là:
- Có nhiều bạn tình
- Thường xuyên ăn thực phẩm có tính axit cao
- Uống nhiều rượu, bia, cà phê, chất kích thích
- Vệ sinh vùng kín không đảm bảo
- Thường xuyên nhịn tiểu
Triệu chứng đi kèm tình trạng tiểu buốt
Tùy vào từng bệnh lý mà người bệnh sẽ xuất hiện phát biểu hiện khác đi kèm tình trạng tiểu buốt. Cụ thể đó là:
- Viêm bàng quang: Bệnh viêm bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn, bị mất kiểm soát bàng quang, và bị đau bụng dưới. Đồng thời nước tiểu có mùi hôi nồng và có thể lẫn máu.
- Nhiễm trùng đường tiểu trên: Người bệnh đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục có mùi hôi, đau phần lưng trên và có thể kèm theo sốt ớn lạnh.
- Viêm niệu đạo: Niệu đạo sưng đỏ, chảy dịch; với nữ giới thì có thêm cả tiết dịch âm đạo.
- Viêm âm đạo: Âm đạo sưng tấy, ngứa ngáy hoặc mọc mụn bất thường, khí hư có mùi hôi, vùng kín đau rát khi quan hệ tình dục.
Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập ở trên. Bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở vùng kín đều có thể là biểu hiện của các bệnh lý. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị kịp thời.
>> Xem ngay: Điều trị viêm niệu đạo tại nhà
Cách chẩn đoán tình trạng đi tiểu buốt
Khi đi thăm khám tình trạng tiểu buốt, bác sĩ sẽ hỏi về tình hình sức khỏe của bạn. Bạn sẽ cần cung cấp các thông tin sau cho bác sĩ:
- Tiền sử sức khỏe của bạn
- Tình trạng tiểu buốt: Số lần đi tiểu trong ngày
- Tiền sử quan hệ tình dục
Dựa trên cơ sở trên, bác sĩ chỉ định các phương pháp xét nghiệm thích hợp. Các biện pháp kiểm tra bao gồm khám cơ quan sinh dục bên ngoài và thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu như soi âm đạo, siêu âm (nếu thấy cần thiết)
Mẫu nước tiểu sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi xác định các vi khuẩn gây bệnh. Việc này giúp bác sĩ xác định tác nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách điều trị tiểu buốt
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh lý. Cụ thể cách điều trị tiểu buốt như sau:
- Bệnh viêm bàng quang và viêm bể thận được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc điều trị ở dạng tiêm tĩnh mạch đối với bệnh nhân viêm bể thận nặng và bị sốt cao nôn mửa.
- Bệnh viêm niệu đạo được điều trị bằng các thuốc kháng sinh dạng uống Sử dụng loại thuốc nào sẽ tùy thuộc vào tác nhân gây viêm nhiễm.
- Viêm âm đạo cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng đặt âm đạo hoặc kem thoa âm đạo.
- Các bệnh xã hội cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc các biện pháp ngoại khoa khi bệnh này phát triển nặng.
Nếu có quan hệ tình dục không an toàn người bệnh nên điều trị cùng với bạn tình để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo. Đồng thời trong thời gian điều trị tuyệt đối không được quan hệ tình dục không an toàn.
Cách phòng ngừa tiểu buốt
Để việc điều trị đạt kết quả cao cũng như ngăn ngừa tình trạng tiểu buốt tái phát trở lại, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa có mùi thơm đối với vùng kín. Vì các sản phẩm này có nhiều hóa chất có nguy cơ gây kích ứng vùng kín và dẫn đến đến tiểu buốt.
- Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa cũng như các bệnh xã hội.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn có chất kích thích bàng quang như cà phê, rượu bia, thức ăn cay, thực phẩm có tính axit cao. Đặc biệt chú ý loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có tính axit cao trong thời gian điều trị bệnh tiểu buốt.
- Không nên ăn quá mặn.
- Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt. Đây là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh lý phụ khoa, bệnh đường tiết niệu và cả bệnh xã hội. Tuy vấn đề này không quả nghiêm trọng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm.
>> Bác sĩ tư vấn miễn phí
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ