U nang buồng trứng chiếm 3,6% các bệnh phụ khoa và chiếm 80% các khối u trong buồng trứng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây vô sinh, hiếm muộn, thậm chí gây xoắn vỡ buồng trứng nguy hiểm tính mạng hoặc biến chứng ung thư buồng trứng – căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao thứ 5 trên thế giới.
Bệnh U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là tình trạng buồng trứng xuất hiện các khối u phát triển bất thường, cản trở sự phát triển nang trứng và rụng trứng.
Bệnh thường diễn ra một cách âm thầm trong thời gian dài, khó phát hiện, chỉ khi biến chứng sang các khối u ác tính (ung thư buồng trứng được coi là dạng u nang đặc biệt vì tính chất ung thư).
Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng mà chị em có thể lưu ý như sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, máu kinh bất thường, máu có thể chuyển sang màu đen có mùi hôi.
- Có cảm giác tiểu buốt, tiểu dắt khó chịu.
- Xuất hiện các cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, mức độ đau càng tăng khi chị em quan hệ tình dục. Có thể đau vùng bụng,hố chậu sau đó lan ra sau lưng và chân, đau trước và sau khi hành kinh.
- Căng tức ngực, buồn nôn và nôn, cảm giác nặng nề, chướng bụng.
Nhìn chung, các triệu chứng u nang buồng trứng dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, vì vậy, chị em nên đi khám để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng
- Khi nang trứng phát triển bất thường, khiến việc hấp thu các chất lỏng trong buồng trứng gặp khó khăn hơn.
- Khi thể vàng hoạt động quá mức, khiến chị em bị rong kinh, gây chảy máu nghiêm trọng. Nhiều trường hợp nang trứng bị vỡ gây đau bụng cấp tính.
- Vỡ mạch máu nang trứng cũng được cho là nguyên nhân gây ra các cơn đau cấp tính ở bụng.
- Lượng hormone luteinizing trong buồng trứng tăng quá cao khiến tình trạng rối loạn nội tiết tố, có thể nhận biết qua hiện tượng mọc lông tay, lông chân nhiều, kinh nguyệt không đều.
- Do các khối u xuất hiện trong thời kỳ thai nghén hoặc bị rối loạn gây kích thích rụng trứng, dẫn đến dư thừa chorionic gonadotropin; từ đó dẫn đến u nang buồng trứng.
- Ngoài ra, chị em lạm dụng thuốc kháng sinh; thuốc tránh thai, làm việc quá sức hoặc phụ nữ béo phì…cũng là những nguyên nhân có thể gây u nang buồng trứng.
Hậu quả U nang buồng trứng
- Khi bị u nang buồng trứng; triệu chứng rong kinh, đau khi quan hệ…khiến chị em mệt mỏi; chán nản, gây trầm cảm hoặc suy giảm ham muốn tình dục.
- Khi các khối u vỡ ra có thể bị viêm nhiễm và lây lan sang các cơ quan khác gây viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm tắc vòi trứng…
- Các khối u nang chiếm diện tích lớn trong buồng trứng sẽ làm giảm khả năng thụ tinh, gây vô sinh, hiếm muộn. Vì chỉ khi khối u vỡ đi thì các nang trứng khác mới phát triển; rụng trứng và dễ dàng gặp tinh trùng.
- Bệnh kéo dài có thể dẫn đến xoắn vỡ buồng trứng; gây nguy hiểm tính mạng.
- Bệnh có 2 dạng đó là u lành tính và u ác tính. U nang buồng trứng ác tính hay còn gọi là ung thư buồng trứng phát triển một cách âm thầm; thường chỉ phát hiện khi bệnh đã trở nên nặng nề và gây tỉ lệ tử vong cao.
Phương pháp điều trị u nang buồng trứng
Để có phác đồ điều trị phù hợp; chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín khám; đánh giá mức độ bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị hoặc giấu bệnh; nếu để kéo dài thì chị em sẽ đối mặt nguy cơ vô sinh hoặc biến chứng ung thư.
- Điều trị nội khoa: Chỉ áp dụng với người bệnh ở mức độ nhẹ; chị em có thể dùng thuốc có tác dụng kích thích các khối u vỡ ra hoặc teo đi, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Điều trị ngoại khoa: Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật cắt bỏ khối u; cắt bỏ buồng trứng và phần phụ.
- Đối với phụ nữ trẻ, chưa có con và vẫn muốn sinh con; bác sĩ sẽ tư vấn cắt bỏ khối u, làm xét nghiệm để xác định có tế bào ung thư hay không và có hướng xử lý phù hợp.
- Đối với phụ nữ không có nhu cầu sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ khối u, cắt cả buồng trứng và phần phụ bên còn lại để tránh ung thư buồng trứng và tế bào ung thư di căn.
>> Xem ngay: Ung thư buồng trứng
Lời khuyên dành cho chị em
- Trước và sau khi quan hệ; trong thời gian hành kinh thì chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo quá mạnh.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên khi có “đèn đỏ”; không quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh.
- Quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không quan hệ với người bệnh lậu; sùi mào gà, giang mai, kể cả dùng bao cao su.
- Khám sức khỏe định kỳ, tốt nhất là 3-6 tháng/lần.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.
- Trong quá trình điều trị bệnh; chị em cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liệu trình để tránh gây mức độ bệnh nặng hơn và dễ biến chứng vô sinh hoặc ung thư.
Một số câu hỏi thường gặp
Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì có thai?
Dù mổ theo phương pháp mổ nội soi hay mổ phanh thì các bạn cần để cơ thể phục hồi, ít nhất phải 3 tháng trở lên. Khi kinh nguyệt đã ổn định; sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái và bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi quyết định mang thai.
U nang buồng trứng có gây vô sinh không?
“Nếu chị em bị bệnh mà không điều trị kịp thời; khiến các khối u nang lớn dần lên, từ đó làm giảm khả năng thụ tinh, gây vô sinh, hiếm muộn.
U nang buồng trứng có gây nguy hiểm không?
Bệnh chiếm 3,6% các bệnh phụ khoa; là căn bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao. Bệnh có thể gây vô sinh, hiếm muộn, gây xoắn vỡ buồng trứng nguy hiểm tính mạng hoặc biến chứng ung thư buồng trứng – căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao thứ 5 trên thế giới.”
Trên đây là những giải đáp về bệnh u nang buồng trứng. Mong rằng sẽ giúp chị em hiểu rõ những biến chứng của bệnh. Khi có những triệu chứng bất thường hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.
>> Bác sĩ tư vấn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0947.209.728
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ